13 người đang online
°

Bảo vệ đàn gia súc trong giai đoạn mùa khô hạn năm 2024

Đăng ngày 25 - 03 - 2024
Lượt xem: 89
100%

Trước tác động của biến đổi khí hậu, diễn biến thiên tai ngày càng bất thường, cực đoan, tác động của biến đổi khí hậu và ảnh hưởng của hiện tượng El Nino, thời tiết, thiên tai và theo nhận định của Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia, mùa khô 2024 tại khu vực miền Trung và Tây Nguyên cũng có thể xảy ra hạn hán, thiếu nước ngọt cục bộ, ảnh hưởng đến sản xuất, sinh hoạt của nhân dân trong mùa khô năm 2024. Tính đến ngày 20/3/2024, tổng dung tích nước 23 hồ chứa trên địa bàn tỉnh còn khoảng 218 triệu m3 , chiếm 50,2% dung tích thiết kế thấp so cùng kỳ 2023.

 

Thực hiện Công điện số 04/CĐ-TTg ngày 15/01/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc chủ động ứng phó với nguy cơ hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn; Công văn số 315/UBND-KTTH ngày 19/01/2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh về chủ động ứng phó với nguy cơ hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn; Công văn số 834/SNNPTNT-QLCN ngày 13/3/2024củ Sở Nông nghiệp và PTNTV/v xây dựng Kế hoạch ứng phó với nguy cơ hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn năm 2024 trên địa bàn tỉnh. Chi cục Chăn nuôi và Thú y đã xây dựng Kế hoạch phòng chống hạn hán cho gia súc năm 2024 (Công văn Số 76/CCCNTY-QLDB ngày 18/3/2024), nhằm mục đích hạn chế tối đa số lượng gia súc chết vì thiếu ăn, nước uống, suy dinh dưỡng phát sinh dịch bệnh do ảnh hưởng hạn hán. Giảm thiểu thiệt hại kinh tế cho người chăn nuôi trên địa bàn tỉnh. Theo đó, Chi cục xây dựng các phương án, kịch bản trước, trong và sau khi hạn hán xảy ra ảnh hưởng đến phát triển của đàn gia súc, cụ thể như sau:  

1. Trước khi hạn hán xảy ra: Phối hợp với huyện, thành phố xác định vùng, thường xảy ra hạn hán tại các địa phương; Thống kê số lượng đàn gia súc, gia cầm, đặc biệt đàn gia súc có sừng (trâu, bò, dê, cừu) tại những địa phương chịu ảnh hưởng của hạn hán; Tuyên truyền, vận động hộ chăn nuôi gia súc có sừng chủ động nguồn nước uống như đào ao, hồ và khoan giếng để chứa nước; chủ động như tận dụng đất trồng cỏ có độ ẩm, chuyển đổi diện tích đất sản xuất lúa, hoa màu kém hiệu quả sang trồng cỏ để cung cấp nguồn thức ăn xanh cho gia súc; đồng thời, tận dụng phụ phế phẩm nông nghiệp (rơm, rạ, thân cây bắp, thân cây họ đậu, đọt cây mía,...) và các loại thức ăn tinh như (cám gạo, bắp và thức ăn hỗn hợp,...) dự trữ, bảo quản chế biến làm thức ăn cho gia súc, nhằm hạn chế thấp nhất gia súc chết do suy dinh dưỡng vì thiếu thức ăn và nước uống; Chủ động tiêm phòng vắc xin cho gia súc, gia cầm, nhất là trong đợt 1/2024 (theo Kế hoạch số 64/KH-SNNPTNT ngày 14/3/2024 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Tiêm phòng gia súc, gia cầm đợt 1/2024); Đồng thời triển khai thực hiện tháng vệ sinh tiêu độc khử trùng (theo Kế hoạch số 892/KH-UBND ngày 01/3/2024 và Văn bản số 945/UBND-KTTH ngày 05/3/2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh), nhằm tiêu diệt mầm bệnh, tạo kháng thể cho đàn vật nuôi, hạn chế thấp nhất dịch bệnh có thể phát sinh, lây lan ra diện rộng 

2. Trong và sau khi hạn hán xảy ra: tuyên truyền vận động người chăn nuôi chủ động thức ăn, nước uống cho gia súc từ việc tận dụng, thu gom phế phụ phẩm sau thu hoạch vụ Đông Xuân năm 2023-2024; cần bổ sung thêm sữa cho gia súc non, thức ăn tinh, thuốc bổ trợ sức và khoáng chất để tăng sức đề kháng cho gia súc. Những địa phương có diện tích sản xuất nông nghiệp hạn chế thì có thể thu mua phế phụ phẩm từ những vùng trồng trọt nhiều để dự trữ thức ăn cho gia súc. Theo lý thuyết ước tính nguồn thức ăn thô xanh thu gom phụ phế phẩm sau thu hoạch vụ Đông Xuân 2023-2024 dự trữ, bảo quản làm thức ăn cho gia súc ước tính là 378.556 tấn. Với tổng đàn gia súc có sừng hiện có 317.046 con (trâu, bò 105.663 con; dê, cừu 211.383 con), cung cấp đủ nguồn thức ăn cho gia súc (trâu bò 30kg/con/ngày, dê cừu 4-5 kg/con/ngày) đủ cung cấp cho đàn gia súc có sừng (trâu, bò 30kg/ngày/con; dê, cừu 5kg/con/ngày) được 96 ngày (3 tháng) sẽ chuyển sang thu hoạch vụ sản xuất Hè Thu đáp ứng nhu cầu thức ăn cho gia súc đến khi thời tiết có mưa. Tuy nhiên, huyện Bác Ái (25 ngày), Thuận Nam (43 ngày) có nguy cơ thiếu thức ăn cho gia súc trong giai đoạn thời tiết xảy ra hạn hán.

Bên cạnh dự trữ thức ăn thô xanh cho gia súc phài chủ động ao, hồ, bồn, khoan giếng để chứa nước dự trữ cho gia súc uống. Đồng thời duy trì, ổn định đàn gia súc, cân đối đàn gia súc với khả năng cung cấp nguồn thức ăn cho chúng; hạn chế việc tái đàn, bán bớt những con gia súc đến tuổi bán thịt, gia súc già loại thải; các đàn có số lượng gia súc đông (nhất là dê, cừu), cần tách ra thành những đàn nhỏ, theo từng lứa tuổi (đặc biệt là gia súc đang nuôi con và theo mẹ cần có chế độ chăn sóc riêng) để tiện việc chăm sóc, nuôi dưỡng và di chuyển; Không chăn thả gia súc quá xa chuồng trại (nơi nhốt gia súc) vào giờ nắng gắt để hạn chế gia súc bị mất nước, thở dốc, kiệt sức dễ mắc bệnh say nắng, cảm nóng và chết; Thường xuyên vệ sinh, tiêu độc, khử trùng chuồng trại định kỳ, ít nhất 01 lần/tuần (từ nguồn hóa chất hỗ trợ cho các địa phương). Trong trường hợp di chuyển đàn gia súc chỉ vì nguồn nước cạn kiệt, nhưng nếu người chăn nuôi có thể chủ động chở nước cung cấp đầy đủ cho gia súc uống thì không cần thiết di chuyển đàn gia súc; di chuyển đàn gia súc được áp dụng khi thức ăn và nước uống khan hiếm trầm trọng và các giải pháp phòng, chống hạn tự chủ, chủ động không còn có kết quả (hoặc có thể chuyển đàn theo sự chủ động của người chăn nuôi).

Chúc bà con chăn nuôi bảo vệ đàn gia súc mùa khô 2024 thành công !

 

 

Tin liên quan

Tin mới nhất

Tiêm phòng đàn gia súc, gia cầm đợt 1 năm 2024 trên địa bàn tỉnh(03/04/2024 4:01 CH)

Lão nông thành công với mô hình nông nghiệp tuần hoàn(25/03/2024 10:21 SA)

Triển khai tháng vệ sinh tiêu độc môi trường chăn nuôi đợt 1 năm 2024 trên địa bàn tỉnh(07/03/2024 8:57 SA)

Giám sát lưu hành vi rút Dịch tả lợn Châu trên địa bàn Ninh Thuận năm 2023(18/12/2023 3:40 CH)

Tổng kết mô hình sản xuất, chế biến và bảo quản thức ăn thô xanh cho gia súc ăn cỏ thích ứng với...(15/12/2023 3:34 CH)