46 người đang online
°

Triển khai nhiều biện pháp phòng ngừa dịch bệnh trên vật nuôi trên địa tỉnh.

Đăng ngày 29 - 06 - 2022
Lượt xem: 256
100%

 

Nhờ dốc lực tuyên truyền để người chăn nuôi áp dụng nhiều biện pháp phòng, chống dịch bệnh, nên đàn gia súc, gia cầm ở Ninh Thuận thời gian qua được an toàn.

            Dốc lực tuyên truyền

Trong 6 tháng đầu năm 2022, mặc dù tình hình dịch bệnh trên gia súc, gia cầm đã được kiểm soát, nhưng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Ninh Thuận vẫn không chủ quan, áp dụng nhiều biện pháp nhằm ngăn chặn dịch bệnh từ xa.

Theo đó, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Ninh Thuận tiếp tục chỉ đạo cho các Trạm Chăn nuôi và Thú y các huyện, thành phố trên địa bàn thường xuyên bám sát tình hình chăn nuôi tại các địa phương; tăng cường công tác tuyên truyền, khuyến cáo hộ chăn nuôi chủ động thực hiện theo hướng an toàn sinh học; vệ sinh, tiêu độc, khử trùng định kỳ chuồng trại làm làm sạch môi trường chăn nuôi, ngăn chặn dịch bệnh từ xa.

Theo ông Phan Đình Thịnh, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Ninh Thuận, trong thời gian qua, đơn vị đã dốc lực truyền thông về phổ biến giáo dục pháp luật; đẩy mạnh thực hiện các văn bản pháp luật thông qua các buổi họp giao ban hàng tháng của đơn vị, đăng tải trên trang thông tin điện tử, qua email cá nhân và trên hệ thống TDOffice nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của công chức, viên chức và người lao động trong đơn vị.

Đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu tìm hiểu, tiếp cận các văn bản quy định pháp luật có liên quan một cách dễ dàng thuận tiện trên Wesite của Chi cục Chăn nuôi và Thú y Ninh Thuận.

Để đảm bảo an toàn cho đàn vật nuôi trên địa bàn, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Ninh Thuận đã tổ chức tập huấn tiêm phòng gia súc, gia cầm đợt I/2022 với  hơn 100 lượt người tham gia, gồm đại diện phòng NN-PTNT, phòng Kinh tế các huyện; Ban Nông nghiệp các xã, phường, thị trấn và cả những người hoạt động tự do trong ngành thú y cùng  1 số hộ chăn nuôi gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh.

Trong đó đặc biệt tuyên truyền về quy định khu vực không được phép chăn nuôi, vùng nuôi chim yến và chính sách hỗ trợ khi di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu vực không được phép chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận và các văn bản chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh động vật liên quan...

“Trong tháng 6 tháng qua, các địa phương trên địa bàn tỉnh đã thực hiện tiêm phòng bổ sung và triển khai kế hoạch tiêm phòng gia súc, gia cầm đợt I/2022. Đến nay, tiến độ tiêm phòng đã đạt được 2.863.583 liều vacxin cho gia súc, gia cầm trên địa bàn toàn tỉnh”, ông Thịnh cho hay.

   Phòng, chống dịch bệnh từ xa

Theo số liệu của Cục Thống kê Ninh Thuận, tình hình chăn nuôi gia súc, gia cầm trên địa bàn trong 6 tháng đầu năm 2022 đã có những dấu hiệu khởi sắc. Tổng đàn gia súc trên địa bàn hiện 486.045 con, tăng 15,7% so với kế hoạch năm 2022, tăng 3,1% so với cùng kỳ. Trong đó, gia súc có sừng là 358.919 con, tăng 12,2% so với kế hoạch, tăng 1,3% so cùng kỳ; trong đó, trâu có 4.020 con, đàn bò 120.000 con, đàn dê 130.131 con, đàn cừu 104.768 con; tỉ lệ bò lai trên địa bàn ước đạt 49,9%. Đàn heo ở Ninh Thuận hiện có 127.126 con, tăng 27,1 % so kế hoạch và tăng 8,5% so cùng kỳ. Đàn gia cầm có hơn 2,3 triệu con, tăng 4,9% kế hoạch và tăng 7,1% so cùng kỳ.

“Từ đầu năm đến nay, các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như: Viêm da nổi cục trên trâu bò, tụ huyết trùng trên trâu bò, lở mồm long móng, cúm gia cầm, dịch heo tai xanh, dịch tả lợn châu Phi, bệnh dại trên động vật… cơ bản đã được kiểm soát tốt, chỉ xảy ra rải rác bệnh truyền nhiễm thông thường như Ecoli trên heo, Niu-cát-xơn trên gà ở một số địa phương”, ông Phan Đình Thịnh cho biết.

Đối với dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản xảy ra không đáng kể. Trong 6 tháng đầu năm, toàn tỉnh Ninh Thuận đã thả nuôi 427,3 ha diện tích nuôi trồng thủy sản. Trong đó, huyện Thuận Nam là 227 ha, huyện Ninh Phước 107 ha, huyện Ninh Hải 75,5 ha và thành phố Phan Rang-Tháp Chàm hơn 16 ha. Diện tích nuôi trồng thủy sản bị dịch bệnh trên địa bàn toàn tỉnh chỉ có 9,18 ha.

Để ngăn ngừa dịch bệnh thì công tác tiêu độc khử trùng được đơn vị đặc biệt chú trọng. Trên cạn, các địa phương đã triển khai thực hiện vệ sinh tiêu độc khử trùng môi trường bổ sung với số lượng hóa chất đã sử dụng là 3.459 lít Benkocid; trong đó, phun tập trung 909 lít, cấp phát hộ chăn nuôi 2.550 lít/2.561 lượt hộ. Hiện nay, số lượng hóa chất Benkocid còn dự phòng là 8.964 lít; trong đó có 4.716 lít được dự trữ tại Ban chỉ đạo các địa phương và dự trữ tại kho Chi cục Chăn nuôi và Thú y 4.248 lít.

Theo ông Thịnh, cùng với phòng bệnh giá súc gia cầm trên cạn, thì người nuôi thủy sản ở Ninh Thuận đã sử dụng hóa chất để xử lý kênh mương với số lượng 1.081,20kg và xử lý ao nuôi bị bệnh với số lượng 1.208kg. Số lượng Sodium Chlorite 20% còn dự phòng là 9.456,80kg, nhờ vậy dịch bệnh trên thuỷ sản đã không bùng phát.

         Ông Phan Đình Thịnh, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Ninh Thuận: “Thời gian qua, chúng tôi thường xuyên siết chặt công tác kiểm dịch động vật cả trên cạn lẫn dưới nước và kiểm soát giết mổ, an toàn thực phẩm. Sự vào cuộc của chính quyền các địa phương trong công tác phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi đã góp phần khống chế dịch bệnh. Thêm vào đó, sự nhiệt tình, tích cực của lực lượng thú y thực hiện nhiệm vụ được giao; sự phối hợp chặt chẽ giữa thú y với các phòng, ban liên quan các địa phương và đồng thuận của người chăn nuôi trong việc tiêm phòng và áp dụng các biện pháp phòng chống dịch bệnh đã bảo toàn được đàn vật nuôi trên địa bàn”.

 

Tin liên quan

Tin mới nhất

Tiêm phòng đàn gia súc, gia cầm đợt 1 năm 2024 trên địa bàn tỉnh(03/04/2024 4:01 CH)

Lão nông thành công với mô hình nông nghiệp tuần hoàn(25/03/2024 10:21 SA)

Bảo vệ đàn gia súc trong giai đoạn mùa khô hạn năm 2024(25/03/2024 10:13 SA)

Triển khai tháng vệ sinh tiêu độc môi trường chăn nuôi đợt 1 năm 2024 trên địa bàn tỉnh(07/03/2024 8:57 SA)

Giám sát lưu hành vi rút Dịch tả lợn Châu trên địa bàn Ninh Thuận năm 2023(18/12/2023 3:40 CH)