70 người đang online
°

Làm thế nào để thực hiện tốt phương châm cuả Đảng: “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” trong công cuộc xây dựng nông thôn mới”

Đăng ngày 14 - 05 - 2012
Lượt xem: 262
100%

 

Theo tinh thần nghị quyết số 26-NQ/TW của hội nghị lần thứ 7 ban chấp hành trung ương khóa x về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đã đánh giá: sau hơn 20 năm thực hiện đường đối đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nông nghiệp, nông dân, nông thôn nước ta đã đạt được thành tựu khá toàn diện và to lớn. Tuy nhiên, những thành tựu đạt được chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế và chưa đồng đều giữa các vùngĐời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn còn thấp, tỉ lệ hộ nghèo cao, nhất là vùng đồng bào dân tộc, vùng sâu, vùng xa; chênh lệch giàu, nghèo giữa nông thôn và thành thị, giữa các vùng còn lớn, phát sinh nhiều vấn đề xã hội bức xúc.

Những hạn chế, yếu kém trên có nguyên nhân khách quan và chủ quan, trong đó nguyên nhân chủ quan là chính: nhận thức về vị trí, vai trò của nông nghiệp, nông dân, nông thôn còn bất cập so với thực tiễn; chưa hình thành một cách có hệ thống các quan điểm lý luận về phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn;

Về quan điểm trong nghị quyết 26 cũng nêu rõ quan điểm chính thống của Đảng ta về nông nghiệp, nông dân, nông thôn là: “Nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là cơ sở và lực lượng quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội bền vững, Các vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn phải được giải quyết đồng bộ, gắn với quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nướcTrong mối quan hệ mật thiết giữa nông nghiệp, nông dân và nông thôn, nông dân là chủ thể của quá trình phát triển, xây dựng nông thôn mới gắn với xây dựng các cơ sở công nghiệp, dịch vụ và phát triển đô thị theo quy hoạch là căn bản; phát triển toàn diện, hiện đại hóa nông nghiệp là then chốt….

    Giải quyết vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội; trước hết, phải khơi dậy tinh thần yêu nước, tự chủ, tự lực, tự cường vươn lên của nông dân. Xây dựng xã hội nông thôn ổn định, hoà thuận, dân chủ, có đời sống văn hoá phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc, tạo động lực cho phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống nông dân.

Từ những đánh giá và quan điểm cùng mục tiêu tổng quát của Đảng ta về nông nghiệp, nông dân, nông thôn trên đây làm cho chúng ta thấy rõ hơn về một triển vọng to lớn là chúng ta sẽ xây dựng nông thôn mới thành công tốt đẹp

Để cụ thể hóa nghị quyết 26 của trung ương về nông nghiệp nông dân, nông thôn thì chính phủ có ban hành nghị quyết 24 về chương trình hành động thực hiện nghị quyết 26 của đảng và các quyết định cụ thể khác để thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới như quyết định 491 ban hành bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới; quyết định 800 hướng dẫn thực hiện bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới; thông tư liên tịch 26 (của bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, bộ kế hoạch đầu tư và bộ tài chính) về hướng dẫn thực hiện quyết định 800.

Trong quyết định 800 và thông tư liên tịch 26 của 3 bộ ( Bộ NNPTNT-Bộ KH ĐT-Bộ TC) có đề ra 6 nguyên tắc cho xây dựng nông thôn mới, một cách tóm tắt là: xây dựng nông thôn mới phải lấy nội lực là động lực cho phát triển; phải dựa vào cộng đồng địa phương; phải phát triển bền vững; lồng ghép các chương trình mục tiêu quốc gia; nông thôn mới phải gắn với kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương; xây dựng nông thôn là của cả hệ thống chính trị

 Qua các văn bản trình bày trên đây rõ là chúng ta đủ lý luận với quan điểm, nguyên tắc và có nội dung thật rõ ràng để xây dựng nông thôn mới.

 Vấn đề còn lại là chúng ta phải tìm ra một phương pháp vừa mang tính khoa học và thực tiển cho sự phát triển nông thôn mới toàn diện và bền vững ở nước ta. Đây là vấn đề mà có lẽ nhiều cấp lãnh đạo, quản lý phát triển nông thôn còn lúng túng và dò tìm trong lúc thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về nông thôn mới trong thời gian vừa qua.

Theo sự nghiên cứu, ứng dụng của tôi trong thời gian qua trong giảng dạy, tôi thấy rằng phương pháp đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia (PRA = Participatory Rural Appraisal) là một phương pháp tốt cho chúng ta thực hiện nội dung xây dựng nông thôn mới mà quyết định 491 đã đề ra với 19 tiêu chí, đặc biệt là làm cho người dân thay đổi nhận thức, tham gia tích cực hơn và trở thành chủ thể thực thụ trong quá trình phát triển nông thôn.

PRA là phương pháp ra đời từ thập kỷ 80 và phát triển mạnh trên thế giới trong những năm 90.PRA giúp chúng ta có cách tiếp cận từ dưới lên, tức từ cơ sở cộng đồng lên (Trước đây cán bộ và người dân chỉ quen với cách tiếp cận từ trên xuống cơ sở). Ở đó PRA sẽ giúp chúng ta có được những thông tin, ý tưởng, giải pháp thực tế của người dân của cộng đồng để chúng ta - cán bộ các cấp đề ra những quyết sách hỗ trợ phù hợp với điều kiện cộng đồng mà nơi đó người dân là chủ thể của quá trình phát triển. PRA giúp chúng ta khơi dậy ý thức tự lực, tự cường, tự nỗ lực vươn lên của người dân để tồn tại và phát triển nhằm khắc phục một cái bệnh trầm kha và thông thường của nhiều quốc gia đang phát triển gặp phải, đó là bệnh ỷ lại, trông nhờ, dựa dẫm vào sự ban bố, từ thiện và cung cấp tiền của  từ nhà nước. Chính cái bệnh này đã làm cho người dân thờ ơ với quá trình phát triển đối với nông thôn nói riêng và  đối với đất nước nói chung. PRA với những công cụ của nó sẽ giúp cho người dân tham gia tích cực và xuyên suốt quá trình xây dựng nông thôn mới từ lúc khởi điểm cho đến khi nông thôn mới được hình thành cũng như tiếp tục giúp người dân nông thôn tự chủ, tự quản lý cộng đồng của mình để cộng đồng phát triển bền vững.

Vì vậy PRA nên được ứng dụng ngay vào quá trình lấy ý kiến dân trong việc lập đồ án quy hoạch và khảo sát cộng đồng trước khi chúng ta xây dựng đề án nông thôn mới. Ở đó công cụ PRA sẽ lôi kéo, thu hút một cách tự nhiên người dân tham gia vào công việc phát triển của cộng đồng, giúp chúng ta và người dân địa phương có cơ hội gần gũi nhau, có cơ hội trao đổi kinh nghiệm với nhau, chia sẻ ý kiến đánh giá tiềm năng, phân tích  vấn đề của cộng đồng mà ở đó trong quá trình hoạt động thực tiễn của mình người dân sẽ là những người am hiểu, thấy rõ nhất và cũng là cơ hội cho người dân và chúng ta học hỏi lẫn nhau và cùng phát hiện ra những nhu cầu, nguồn lực cho phát triển cộng đồng trong tương lai. Chính PRA sẽ giúp cộng đồng được đánh thức và người dân thì thức tỉnh trước những tiềm năng sẵn có về con người, về cơ sở vật chất, tài nguyên thiên nhiên mà ở đó quá trình phát triển cần dựa vào vào đó. PRA sẽ làm cho việc thực hiện dân chủ ở cơ sở được đảm bảo hơn nữa trong quá trình xây dựng thôn mới. PRA sẽ tạo điều kiện cho người dân tham gia một cách tự nhiên, tích cực để thực hiện tốt phương châm của Đảng là “Dân biết, Dân bàn, Dân làm, Dân kiểm tra” (mà ở đại hội đảng toàn quốc khóa VI năm 1986 đã nêu) và cuối cùng là dân hưởng lợi từ thành quả do chính họ làm ra. Hiểu cặn kẻ hơn phương châm này khi áp dụng vào việc xây dựng nông thôn mới nói chung và xây dựng đề án nông thôn mới nói riêng là: Dân biết có nghĩa dân được biết rõ về nông thôn mới là gì thông qua tuyên truyền, vận động, thông qua sinh hoạt cộng đồng thôn ấp? Nội dung nông thôn mới với 19 tiêu chí gì? Dân sẽ đóng vai trò thế nào để xây dựng nông thôn mới?Nhà nước sẽ hỗ trợ như thế nào? cách làm cụ thể bắt đầu từ đâu?Ai sẽ hưởng lợi từ chương trình nông thôn mới? Dân bàn là dân có cơ hội được bàn bạc công việc của phát triển cộng đồng, làm những gì cho nông thôn mới?Công trình trong tiêu chí nào được thực hiện trước mà đa số dân đồng tình?cách làm từng công trình, từng tiêu chí ra sao?Cộng đồng địa phương tự đề ra những giải pháp nào là phù hợp với trình độ, nguồn lực của dân?Mỗi người dân phải có vai trò trách nhiệm gì đây?Nhà nước sẽ hỗ trợ những gi? Dân làm có nghĩa là dân tham gia hội họp để bàn về ý tưởng, giải pháp thực hiện tiêu chí? tham gia thực hiện các công trình với tiến độ mà cộng đồng đề ra? thực hiện công việc duy tu, sữa chữa các công trình do cộng đồng đã tham gia làm như thế nào? Kiểm tra là ban giám giám sát cộng đồng gồm đại diện hội đồng nhân dân, người dân, đoàn thể theo dõi tiến độ thi công, thực hiện công trình, giám sát khối lượng và chất lượng công trình, dự toán thực tế, nghiệm thu công trình…Kiểm tra là bước tham gia cao nhất của người dân trong cộng đồng.

Trong quyết định 800 và thông tư  liên tịch 26 đã quy định rõ đề án nông thôn mới phải được 80% người dân đồng tình có nghĩa là phải đa số người dân được biết, được bàn đến nội dung của đề án nông thôn mới. Ở đây cần nhấn mạnh là áp dụng PRA ở thời điểm đầu tiên khi triển khai đánh giá thực trạng nông thôn và khi ban quản lý nông thôn mới cấp xã cùng người dân xây dựng các tiêu chí nông thôn mới trong toàn bộ đề án thì mới phát huy được hiệu quả của PRA. Có nghĩa là bản dự thảo đề án xây dựng nông thôn mới của ban quản lý nông thôn mới cấp xã phải dựa trên kết quả thảo luận, bàn bạc tại cộng đồng với sự tham gia của dân để đóng góp ý tưởng, xây dựng mục tiêu và các giải pháp trước đó rồi. Còn đến khi ban quản lý xã đưa bản dự thảo ra dân quân chính đảng góp ý là bước sau cùng để mọi người dân xem xét tổng thể, đóng góp lần cuối cùng trước khi Huyện phê duyệt đề án. Nếu chỉ có góp ý vào bản dự thảo đã được ban quản lý xã tự làm trước hoặc xã thuê tư vấn làm thì sự góp ý đó chỉ là sự tham gia của dân chưa đầy đủ, chưa sâu sắc hoặc chỉ là có sự tham gia thụ động của dân mà thôi.Trong quyết định 800 và thông tư liên tịch số 26 chưa nói thật rõ chỗ này cho nên rất nhiều địa phương đã chỉ tạo điều kiện dân tham gia ở khâu cuối cùng là lúc ban quản lý đã làm xong dự thảo, mà ở đó rất đáng tiếc là sự tham gia của dân với “tư cách mới là chủ thể” của quá trình phát triển cộng đồng của họ lại không được phát huy tích cực. Cho nên những đề án nông thôn mới làm theo kiểu cho dân tham gia chiếu lệ tức là chưa thực hiện đầy đủ phương châm của Đảng: “ Dân biết, Dân bàn, Dân làm, Dân làm, Dân kiểm tra”. Việc làm chưa thật sự đúng về đề án nông thôn mới ở nhiều địa phương là do chúng ta chưa hỗ trợ tập huấn cho họ phương pháp xây dựng nông thôn mới có sự tham gia, thời gian vừa qua nhiều địa phương đã phải cố gắng để làm đề án nông thôn mới một cách tích cực nhưng với cách hiểu, cách làm riêng của họ.Và cách làm đó đã dẫn đến sự hạn chế sự tham gia của người dân tham gia đóng góp ý tưởng,giải pháp cụ thể trong đề án và từ đó sự đồng thuận của dân không cao về việc thực hiện các công trình nông thôn mới.

Hiện nay trường cán bộ quản lý nông nghiệp và phát triển nông thôn 2 đã xây dựng nhiều bài giảng, trong đó có bài “Phương pháp xây dựng đề án nông thôn mới có sự tham gia của người dân” trên cơ sở ứng dụng PRA và đã áp dụng cho hằng trăm lớp tập huấn của các tỉnh phía nam, được cán bộ các cấp ở đây rất đồng tình với phương pháp này và ứng dụng vào thực tế ở cấp xã để xây dựng đề án nông thôn mới cho phù hợp thực tế địa phương và khả thi hơn.

Điều đặc biệt chúng tôi nhận thấy được hầu hết các học viên sau khi học tập qua các lớp tập huấn này đều cho đây là phương pháp cần phải thực hiện trong quá trình xây dựng nông thôn mới, họ đã nhận thức được cách thực hiện nông thôn mới là từ cơ sở, do dân là chính, nhà nước đóng vai trò hỗ trợ. Và học viên cũng thấy rằng làm đề án với phương pháp PRA sẽ có được bản đề án thực sự của dân, do dân và cộng đồng xây dựng nên chứ không phải do người bên ngoài cộng đồng làm thay vì thế cộng đồng dễ thống nhất nhau cách làm và cách đóng góp.

Để phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia (PRA) trở thành phương pháp hiệu quả đi vào cuộc sống, góp phần phát huy nội lực để đẩy mạnh công cuộc xây dựng nông thôn mới thì phải có kế hoạch bồi dưỡng đào tạo cơ bản cho cán bộ, chuyên viên làm phát triển nông thôn mới ở các cấp từ tỉnh, huyện, xã, ấp để họ am hiểu được ý nghĩa, bản chất, nội dung các công cụ PRA và có khả năng ứng dụng được phương pháp này vào thực tế ở địa phương thì hy vọng PRA sẽ có vai trò quan trọng góp phần thực hiện một cách tốt nhất phương châm của Đảng là “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra’ và làm đúng theo tư tưởng của Bác Hồ là “Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong” trong công cuộc xây dựng nông thôn mới mà ở đó vai trò làm chủ thật sự của người dân được phát huy một cách tích cực.

Tin liên quan

Tin mới nhất

Lễ công bố xã Hòa Sơn đạt chuẩn nông thôn mới và đón nhận cờ thi đua xuất sắc trong phong trào...(15/03/2025 3:55 CH)

Xã Phước Thắng, huyện Bác Ái thành lập HTX kiểu mới theo Luật HTX 2012(24/04/2024 3:55 CH)

Lễ Phát động Phong trào thi đua “Chung sức xây dựng NTM” giai đoạn 2021-2025 tại huyện Thuận Nam(09/04/2024 2:13 CH)

Hội nghị tuyên truyền, phổ biến Luật Hợp tác xã số 17/2023/QH15 tại UBND xã Phước Bình, huyện Bác Ái(09/04/2024 2:06 CH)

Lễ công bố và đón nhận bằng công nhận xã Hộ Hải đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2023(05/04/2024 3:37 CH)