120 người đang online
°

Ninh Thuận triển khai tháng vệ sinh tiêu độc môi trường trong chăn nuôi gia súc gia cầm đợt 2 năm 2024

Đăng ngày 10 - 09 - 2024
Lượt xem: 127
100%

Theo thông tin Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, từ đầu năm đến ngày 23/8/2024, cả nước có đến 926 ổ dịch bệnh Dịch tả lợn Châu Phi (tăng 2,89 lần so với cùng kỳ năm 2023), xảy ra tại 46 tỉnh, thành phố; buộc tiêu hủy 60.810 con lợn, tăng 3,35 lần so với cùng kỳ. Trên đàn trâu bò đã có 94 ổ dịch bệnh Viêm da nổi cục xảy ra tại 18 tỉnh, thành phố với số trâu, bò mắc bệnh là 532 con (tăng 108 con so với cùng kỳ; số trâu, bò bị chết phải tiêu hủy do bệnh này là 111 con. Bệnh Lở mồm long móng có 53 ổ dịch (tăng 30 ổ dịch so với cùng kỳ), xảy ra tại 18 tỉnh; số gia súc mắc bệnh Lở mồm long móng là 1.650 con, số chết và tiêu hủy là 128 con. Trên đàn gia cầm xảy ra 08 ổ dịch Cúm gia cầm A/H5N1 tại 07 tỉnh với số gia cầm mắc bệnh, chết và tiêu hủy gần 14.000 con. Phát sinh 192 ổ dịch bệnh Dại trên động vật (tăng 24 ổ dịch so với cùng kỳ) tại 35 tỉnh, thành phố. Thông qua kết quả giám sát chủ động, bị động và giải trình tự gien của các dịch bệnh nguy hiểm trên gia súc, gia cầm cho thấy các loại mầm bệnh này còn lưu hành với tỷ lệ tương đối cao ở ngoài môi trường và trong quần thể các đàn gia súc, gia cầm.

 

Bên cạnh đó theo báo cáo của Bộ Y tế về tình hình bệnh Dại trên người đã có 65 ca tử vong (tăng 6 ca so với cùng kỳ năm trước) xảy ra tại 32 tỉnh, thành phố.

Trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận, đến nay các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trên đàn gia súc, gia cầm như Lở mồm long móng, dịch tả lợn châu phi, cúm gia cầm, tai xanh heo, dại chó, viêm da nổi cục trên trâu bò và các bệnh truyền nhiễm thông thường khác đang được kiểm soát tốt, không xảy ra trên địa bàn tỉnh.

Trước những diễn biến phức tạp của tình hình dịch bệnh nguy hiểm trên động vật, nhằm chủ động ngăn chặn dịch bệnh phát sinh, lây lan trên diện rộng; nhất là các bệnh truyền lây từ động vật sang người, bảo đảm an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh cho phát triển chăn nuôi. Ngày 23/8/2024 Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành Văn bản số 6288/BNN-TY V/v triển khai tháng tổng vệ sinh, khử trùng, tiêu độc môi trường đợt 2/2024. Theo đó, ngày 05/9/2024  Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận đã ban hành Văn bản số số 4065/UBND-KTTH ngày 05/9/2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh V/v triển khai “Tháng tổng vệ sinh, khử trùng, tiêu độc môi trường” đợt 2 năm 2024 trên địa bàn tỉnh. Trong đó, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh giao các Sở ngành và Ủy ban nhân dân các huyện thành phố tổ chức phát động và triển khai “Tháng tổng vệ sinh tiêu độc, khử trùng môi trường” đợt 2 năm 2024 đồng loạt tại các xã, phường, thị trấn trên địa bàn, nhất là tại các vùng trọng điểm, vùng nguy cơ cao, thường xuyên xuất hiện dịch bệnh để tiêu diệt các loại mầm bệnh. Thời gian thực hiện đồng loạt bắt đầu từ ngày 10/9-10/10/2024; nội dung thực hiện theo hướng dẫn tại Phụ lục 08 ban hành kèm theo Thông tư số 07/2016/TTBNNPTNT ngày 31/5/2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch số 892/KH-UBND ngày 01/3/2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh.  Đồng thời, báo cáo kết quả thực hiện về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (qua Chi cục Chăn nuôi và Thú y) chậm nhất ngày 21/10/2024 để tổng hợp báo cáo Ủy ban và Bộ Nông nghiệp và PTNT theo quy định.

Theo đó, các ngành liên quan, địa phương ban hành Kế hoạch, văn bản  chỉ đạo tổ chức triển khai đồng bộ tháng vệ sinh, tiêu độc, khử trùng môi trường đợt 2 năm 2024 chăn nuôi theo chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh và hướng dẫn của cơ quan chuyên môn; tổ chức phun xịt hóa chất, rãi vôi tiêu độc, khử trùng có trọng điểm, những  nơi có nguy cơ phát sinh dịch bệnh; trước khi phun hóa chất sát trùng, phải làm sạch đối tượng tiêu độc, khử trùng bằng biện pháp cơ học (phát quang, quét dọn, cạo, cọ rửa...); đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người, gia súc, gia cầm và các phương tiện, dụng cụ trong quá trình tiêu độc, khử trùng. Người tham gia thực hiện phải được trang bị dụng cụ, bảo hộ lao động như: Bình bơm, khẩu trang, ủng,... và được trang bị kiến thức về vệ sinh, tiêu độc khử trùng phòng, chống dịch bệnh động vật. Nguồn hóa chất Benkocid được Ủy ban nhân dân tỉnh hỗ trợ cho các địa phương thực hiện phun xịt với tần suất ít nhất 1 lần/tuần tại các hộ, cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm; cơ sở ấp nở gia cầm, thủy cầm; cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm; chợ buôn bán gia súc, gia cầm; nơi công cộng, đường làng, ngõ xóm; nơi thu gom rác thải, phương tiện vận chuyển rác thải. Lực lượng tham gia được UBND cấp xã huy động từ các đoàn thể, Ban Nông nghiệp, Thanh niên, nhân dân trên địa bàn; UBND cấp xã chịu trách nhiệm thành lập các đội tổng vệ sinh, phun thuốc sát trùng tập trung khu vực chăn nuôi hộ gia đình, chợ buôn bán động vật sống ở nông thôn, nơi công cộng, đường làng, ngõ xóm, khu nhốt giữ động vật, sản phẩm động vật nhập lậu.

Chi cục Chăn nuôi và Thú y phân bổ hóa chất Benkocid (từ nguồn nhân sách tỉnh hỗ trợ) cho các huyện, thành phố và phối hợp với các địa phương, đơn vị có liên quan thực hiện “Tháng vệ sinh, tiêu độc, khử trùng môi trường”, nhằm tiêu diệt, ngăn chặn mầm bệnh phát sinh gây bênh cho vật nuôi trên địa bàn tỉnh.

 

Tin liên quan

Tin mới nhất

Triển khai Tháng vệ sinh tiêu độc môi trường chăn nuôi đợt 3/2024 trên địa bàn tỉnh(30/10/2024 4:34 CH)

Triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng chống bệnh dịch tả lợn Châu phi trên địa tỉnh(24/10/2024 2:35 CH)

Tập huấn ứng dụng công nghệ xử lý nguồn phế phụ phẩm trong trồng trọt, chăn nuôi làm phân bón hữu...(23/10/2024 10:31 SA)

Giám sát sự lưu hành vi rút gây bệnh Viêm da nổi cục trên địa bàn Ninh Thuận năm 2024(03/10/2024 8:08 SA)

Giám sát hiệu lực sau tiêm phòng đối với vắc xin Lở mồm Long móng trên đàn trâu bò trên địa bàn...(13/09/2024 3:02 CH)