Bệnh Dại là bệnh do vi rút (Rhabdoviridae, giống Lyssavirus ) gây ra, ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương của các loài động vật có vú và người. Vi rút Dại lây truyền qua nước bọt, các chất bài tiết có nhiễm vi rút Dại ở vết cắn, vết liếm trên da, niêm mạc bị tổn thương, hay vết thương hở của động vật; là một trong những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây chết người, nếu không được điều trị dự phòng kịp thời. Nguồn bệnh chủ yếu là chó (trên 95%), mèo nuôi và động vật hoang dã như chó sói, chó hoang, chồn, cầy, cáo và một số loài động vật có vú khác. Thời gian ủ bệnh ở động vật có thể kéo dài từ vài ngày đến vài tháng, có thể lâu hơn, phụ thuộc vào sức khoẻ, tình trạng nặng, nhẹ của vết cắn, vị trí vết cắn càng nặng và gần thần kinh trung ương thì thời gian ủ bệnh càng ngắn. Bệnh thường phát
Theo Bộ Nông nghiệp và PTNT tại Hội nghị phòng, chống dịch bệnh động vật và kiểm soát giết mổ, bảo đảm an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 tổ chức ngày 04/01/2025 tại Hà Hội, năm 2024 có 290 ổ dịch bệnh Dại trên động vật tại 36 tỉnh, thành phố với số động vật mắc bệnh là 390 con, số động vật chết và tiêu hủy là 671 con. So cùng kỳ năm 2023, số ổ dịch tăng 20,83%, số động vật mắc bệnh tăng 11,11%, số động vật tiêu hủy tăng 43,99%.
Thời gian gần đây thông tin từ các trang báo trên Internet thông tin có 04 trường hợp trên người tử vong vì bệnh dại: (i) Một chủ quán nhậu thịt chó, mèo ở Bà Rịa - Vũng Tàu (theo nguồn Báo tuổi trẻ ngày 20/12/2024); (ii) tỉnh Gia Lai ghi nhận 2 trường hợp tử vong do bệnh dại vào chiều 26-12 (theo Báo Pháp luật ngày 27/12/2024); (iii) tại Đồng Nai 01 ca (nguồn Báo mới ngày 16/01/2025) do chó cắn nhưng không đi điều trị dự phòng hoặc điều trị không thích hợp (đến thấy lang hút nọc độc, trường hợp ở Đồng Nai). Năm 2024, theo báo cáo của ngành Y tế (Viện vệ sinh dịch tề Trung ương), cả nước ghi nhận 88 trường hợp tử vong do bệnh dại tại 34/63 tỉnh, nhiều hơn 06 trường hợp so với cùng kì năm 2023 (82 ca). Trong tuần 2 năm 2025, cả nước chưa ghi nhận trường hợp tử vong nào do bệnh dại.
Tại Ninh Thuận, ngày 15/01/2025, tại thôn Đá Trắng, xã Phước Thái, huyện Ninh Phước người dân phát hiện 01 con chó không rõ nguồn gốc với các triệu chứng biểu hiện khác thường chảy nước dãi, tấn công người, đến ngày 16/01/2025, ghi nhận 10 người và 01 con chó bị chó nghi dại cắn. Nhận được thông tin, Chi cục Chăn nuôi và Thú y đã chỉ đạo phòng chuyên môn, trạm Chăn nuôi và Thú y huyện Ninh Phước phối hợp với chính quyền địa phương tiến hành kiểm tra xác minh, điều tra tình hình dịch tể bệnh Dại và xử lý trường hợp chó nghi bệnh dại trên địa bàn xã Phước Thái; lấy mẫu bệnh phẩm gửi đến Chi cục Thú y vùng 6 xét nghiệm vi rút Dại trên chó. Đồng thời, thông tin đến Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh để phối hợp thực hiện phòng chống dại trên người (theo Công văn số 17/CCCNTY-QLDB ngày 15/01/2025); đến ngày 16/01/2025, đã có 9/10 trường hợp đến cơ sở y tế điều trị dự phòng. Kết quả xét nghiệm theoThông báo số 25-133/TYV6-TH ngày 16/01/2025 của Chi cục Thú y Vùng 6 dương tính với virus dai (Rabies virus) đối với mẫu của con chó nói trên.
Nhận định tỉnh nguy cơ bệnh Dại tiếp tục xuất hiện trong thời gian tới là cao do: (i) Công tác quản lý đàn chó nuôi của nhiều địa phương chưa được thực hiện tốt; nhiều địa phương chưa thống kê, báo cáo về số hộ nuôi chó, tổng đàn chó để phục vụ cho công tác tiêm phòng; (ii) Tỷ lệ tiêm phòng vắc xin dại cho đàn chó, mèo thấp (năm 2024, toàn tỉnh đạt 55,59% tổng đàn, trong đó huyện Ninh Phước đạt 33,77% tổng đàn); (iii) Thông tin, tuyên truyền về phòng, chống bệnh Dại chưa thường xuyên; (iv) Nhiều hộ không hợp tác tiêm phòng dại cho chó mèo nuôi, nên chưa đạt hiệu quả cao.
Để tiếp tục tổ chức thực hiện quyết liệt, đồng bộ các biện pháp phòng, chống bệnh Dại trong thời gian tới đạt hiệu quả, nâng cao tỷ lệ tiêm phòng vắc xin phòng bệnh Dại cho đàn chó, mèo nuôi và hạn chế lây truyền bệnh Dại từ đông vật sang người sang người có thể phát sinh trên địa bàn tỉnh. Ngày 17/01/2025, Chi cục Chăn nuôi và Thú y ban hành Văn bản số 23/CCCNTY-QLDB V/v tăng cường triển khai các biện pháp phòng, chống bệnh Dại động vật trên địa bàn tỉnh, gửi Ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm các huyện, thành phố. Theo đó nội dung văn bản yêu cầu Chỉ đạo các phòng, ban, đơn vị liên quan, UBND cấp xã tăng cường giám sát tình hình dịch bệnh và thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống bệnh Dại công tác theo chỉ đạo Ủy ban nhân dân tỉnh (tại Văn bản số 1023/UBND-KTTH ngày 08/3/2024), Sở Nông nghiệp và Phát triển nông (Công văn số 591/SNNPTNT-CNTY ngày 26/02/2024; số 1037/SNNPTNT-CNTY ngày 26/3/2024 riển khai thực hiện nghiêm công tác phòng, chống bệnh Dại trên địa bàn tỉnh). Trong đó, tập trung vào một số nội dung : (1)Tăng cường công tác quản lý chó, mèo, thống kê chính xác số hộ nuôi và tổng đàn chó, mèo; chỉ đạo xử lý triệt để tình trạng chó thả rông trên từng địa bàn cấp xã; hướng dẫn, yêu cầu chủ hộ cam kết thực hiện khai báo và nuôi nhốt chó, mèo, bảo đảm điều kiện vệ sinh thú y, không để ảnh hưởng tới những người xung quanh; (2)Tiêm phòng vắc xin Dại cho đàn chó, mèo bảo đảm tỷ lệ đạt trên 70% tổng đàn, nhất là tiêm phòng bổ sung cho chó, mèo chưa được tiêm phòng trong đợt 1 và đợt 2 năm 2024, chó mèo mới phát sinh, và chó mèo đã hết miễn dịch với bệnh Dại. Xử lý nghiêm theo quy định các trường hợp không chấp hành việc tiêm phòng vắc xin Dại cho chó, mèo nuôi; (3) Ngành y tế, thú y kịp thời chia sẻ thông tin ngay khi phát hiện hoặc nhận được thông tin về các trường hợp người bị chó, mèo mắc bệnh Dại hoặc nghi mắc bệnh Dại cắn; tổ chức điều tra xác minh nguyên nhân và thực hiện các giải pháp phòng, chống dịch bệnh theo quy định; (4) Tiếp tục rà soát và khuyến cáo, vận động người bị chó cắn đến cơ sở y tế để được tư vấn, hướng dẫn phác đồ điều trị dự phòng bệnh dại thích hợp; (5) Tăng cường công tác truyền thông về mức độ nguy hiểm và các biện pháp phòng, chống bệnh Dại trong cộng đồng dân cư, trường học, người chăn nuôi, giết mổ chó, mèo và các tổ chức, cá nhân có liên quan (đặc biệt khu vực nông thôn, miền núi và đối tượng trẻ em) bằng các hình thức phù hợp./.