62 người đang online
°

Triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng chống bệnh dịch tả lợn Châu phi trên địa tỉnh

Đăng ngày 24 - 10 - 2024
Lượt xem: 85
100%

Theo thông tin từ Cục Thú y (Hệ thống Quản lý thông tin dịch bệnh động vật Việt Nam VAHIS) cho biết từ 01/01/0204 đến 23/10/2024 cả nước có 48 tỉnh thành có lợn bị bệnh Dịch tả lợn Châu Phi tăng 06 tỉnh có dịch so với cùng kỳ năm 2023; với tổng số lợn bị mắc bệnh là 77.665 con tăng 2,79 lần và tổng số lợn chết, tiêu hủy là: 78.789 tăng 2,7 lần so với cùng kỳ năm 2023.

 

Tỉnh Ninh Thuận là tỉnh phát sinh bệnh Dịch tả lợn Châu Phi (DTLCP) thứ 47 trên cả nước; ổ dịch đầu tiên xuất hiện đầu tiên tại 02 hộ chăn nuôi lợn nhỏ lẻ thôn Nha Hố, xã Nhơn Sơn, huyện Ninh Sơn. làm chết 52 con/65 tổng đàn; còn 13 con lợn đã được BCĐ phòng chống dịch bệnh tại địa phướng tiến hành tiêu hủy sau khi UBND huyện Ninh Sơn Công bố dịch bệnh DTLCP tại xã Nhơn Sơn vào ngày 25/9/2024. Tiếp theo ngày 27/9/2024, Bệnh DTLCP xuất hiện tại 01 hộ dân chăn nuôi nhỏ lẻ tại xã Bắc Phong, huyện Thuận Bắc; ngày 30/9/2024 UBND huyện Bác Ái công bố bệnh DTLCP tại xã Phước Tiến; ngày 18/10/2024 UBND huyện Ninh Hải công bố bệnh DTLCP tại xã Tri Hải.

Đến ngày 23/10/2024, trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận, bệnh DTLCP đã xảy ra tại 9 hộ chăn nuôi của 08 thôn, 05 xã của 04 huyện (Ninh Sơn, Thuận Bắc, Bác Ái, Ninh Hải), với số lượng lợn bệnh, chết và tiêu hủy 345 con, trong đó, tiêu hủy là 161 con  với trọng lượng 3.288,4 kg.

Trước tình hình dịch bệnh trên động vật diễn biến rất phức tạp, khó lường như hiện nay; cùng với thời tiết thay đổi đang chuyển sang mùa mưa làm giảm sức đề kháng của gia súc và bệnh DTLCP đã xâm nhiễm vào địa bàn tỉnh Ninh Thuận và có khả năng lây lan rộng trong thời gian tới rất cao.

Thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 10/CT-UBND của UBND tỉnh Ninh Thuận ngày 06/10/2024 về việc tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống Dịch tả lợn Châu phi trên địa bàn tỉnh; Ngành Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã phối hợp cùng với các Sở, UBND các huyện, thành phố; đồng thời chỉ đạo lực lượng thú y tăng cường giám sát tình hình chăn nuôi, khẩn trương triển khai quyết liệt, đồng bộ, có hiệu quả các giải pháp phòng, chống bệnh bệnh Dịch tả lợn Châu Phi theo chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh  theo Kế hoạch 4654/UBND-KTTH ngày 8/10/2024 về hành động ứng phó khẩn cấp với bệnh Dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận; Công văn số 4795/UBND-KTTH ngày 15/10/2024 của UBND tỉnh Về việc triển khai Tháng tổng vệ sinh, tiêu độc, khử trùng môi trường đợt 3 năm 2024, bao gồm các giải pháp sau:

* Trạm Chăn nuôi và Thú y các huyện, thành phố thực hiện phối hợp với Ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm các huyện, thành phố:

Chủ động bám sát địa bàn, giám sát, phát hiện sớm, cảnh báo và xử lý triệt để ổ dịch mới phát sinh, không để dịch bệnh lây lan diện rộng; hướng dẫn các cơ sở chăn nuôi thường xuyên theo dõi (đặc biệt dấu hiệu dịch bệnh trên đàn heo), áp dụng các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học; vệ sinh, tiêu độc khử trùng bằng với bột, hóa chất; hướng dẫn xây dựng cơ sở, vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh.

Tuyệt đối không đưa lợn vào vùng dịch để chăn nuôi đối với cơ sở chưa được công nhận an toàn dịch bệnh; chỉ được đưa lợn ra ngoài vùng dịch khi lợn khỏe mạnh, được xét nghiệm có kết quả âm tính với mầm bệnh DTLCP và có sự giám sát của cơ quan thú y.

 Xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai tiêm phòng vắc xin đầy đủ, có hiệu quả cho đàn vật nuôi, nhất là trong đợt 2/2024. Đồng thời, rà soát tiêm phòng bổ sung cho đàn vật nuôi chưa được tiêm phòng trong đợt 1/2024, vật nuôi đã hết hoặc sắp hết miễn dịch, vật nuôi mới phát sinh, tái đàn, đảm bảo đạt tỷ lệ 80% tổng đàn tại thời điểm tiêm phòng ; tham mưu xây dựng phương án, kế hoạch cụ thể để tổ chức tiêm phòng vắc xin theo đúng quy định.

Giám sát tổ chức vệ sinh, phun  tiêu độc khử trùng tiêu độc tại vùng dịch và vùng bị dịch uy hiếp liên tục 01 lần/ngày trong vòng 1 tuần đầu tiên; 03 lần/tuần trong 2 tuần tiếp theo; Vùng đệm (các xã tiếp giáp với vùng bị dịch uy hiếp với tần suất 01 lần/tuần liên tục cho đến khi kết thúc ổ dịch và thường xuyên theo dõi hố tiêu hủy động vật để kịp thời xử lý khi có dấu hiệu bất thường; nhất là tại các vùng trọng điểm nơi có mật độ chăn nuôi cao, vùng nguy cơ cao, vùng đã từng xảy ra dịch, các điểm tập kết, buôn bán, giết mổ động vật để tiêu diệt các loại mầm bệnh trong môi trường.

Tăng cường kiểm tra chặt chẽ hoạt động chăn nuôi, giết mổ, kinh doanh, vận chuyển lợn và sản phẩm lợn trên địa bàn; kịp thời phát hiện, ngăn chặn và kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp không báo cáo dịch bệnh, bán chạy, mua bán, vận chuyển lợn bệnh, giết mổ động vật mắc bệnh, nghi mắc bệnh, vứt xác động vật ra môi trường dẫn đến lây lan dịch bệnh.

Tiếp tục tuyên truyền, hướng dẫn các hộ chăn nuôi trong vùng dịch ký cam kết không nuôi mới và tái đàn trong thời gian có dịch, thực hiện kê khai hoạt động chăn nuôi (nếu có) theo quy định; nếu vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định về phòng chống dịch bệnh, và không dược hỗ trợ khi buộc phải tiêu hủy.

Tiếp tục tăng cường thông tin, tuyên truyền sâu rộng bằng nhiều hình thức về tính chất nguy hiểm của bệnh DTLCP, nguy cơ dịch bệnh tái phát, lây lan, các biện pháp phòng, chống dịch bệnh và tiêm phòng vắc xin đầy đủ cho đàn lợn theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Hướng dẫn giám sát dịch bệnh trên đàn lợn. Khi phát hiện đàn lợn có biểu hiện bất thường, chết nhanh, chết nhiều chủ hộ báo ngay cho cơ quan thú y hoặc chính quyền địa phương; Vận động người dân thực hiện “5 không”: Không dấu dịch; không mua bán, vận chuyển lợn bệnh, lợn chết; không giết mổ tiêu thụ thịt lợn bệnh, thịt lợn chết; không vứt lợn chết ra môi trường; không sử dụng thức ăn dư thừa cho lợn ăn mà chưa qua xử lý nhiệt.

* Đối với Trạm Kiểm dịch động vật Thuận Bắc: Phân công, bố trí lực lượng trực Chốt Kiểm dịch 24/24 giờ, kiểm soát chặt chẽ và thực hiện việc tiêu độc bổ sung tất cả các phương tiện vận chuyển động vật, sản phẩm động vật đi qua trạm, chốt kiểm dịch, nhất là các phương tiện vận chuyển lợn vào tỉnh Ninh Thuận để chăn nuôi, hoặc giết mổ. Kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm kiểm dịch vận chuyển theo đúng quy định hiện hành.

* Đối với phòng chuyên môn của Chi cục Chăn nuôi và Thú y: Thường xuyên phối hợp địa phương, Trạm Chăn nuôi và Thú y các huyện, thành phố hướng dẫn, đôn đốc triển khai thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống bệnh DTLCP; khi lợn có triệu chứng lâm sàng nghi ngờ của bệnh bệnh DTLCP; đàn lợn nghi có tiếp xúc với đàn lợn mắc bệnh DTLCP; lợn chết không rõ nguyên nhân điều tra xác định nguyên nhân, tổ chức lấy mẫu gửi xét nghiệm vi rút DTLCP và chẩn đoán phân biệt với các bệnh để xác định bệnh và có phương án phòng, chống dịch bệnh phù hợp./.

Tin liên quan

Tin mới nhất

Tập huấn kỹ thuật xử lý tuần hoàn chất thải trong chăn nuôi heo(03/12/2024 3:27 CH)

Triển khai Tháng vệ sinh tiêu độc môi trường chăn nuôi đợt 3/2024 trên địa bàn tỉnh(30/10/2024 4:34 CH)

Tập huấn ứng dụng công nghệ xử lý nguồn phế phụ phẩm trong trồng trọt, chăn nuôi làm phân bón hữu...(23/10/2024 10:31 SA)

Giám sát sự lưu hành vi rút gây bệnh Viêm da nổi cục trên địa bàn Ninh Thuận năm 2024(03/10/2024 8:08 SA)

Giám sát hiệu lực sau tiêm phòng đối với vắc xin Lở mồm Long móng trên đàn trâu bò trên địa bàn...(13/09/2024 3:02 CH)