376 người đang online
°

Cảnh báo nguy cơ cung vượt cầu của cây kiệu trên địa bàn huyện Ninh Sơn

Đăng ngày 21 - 08 - 2023
Lượt xem: 55
100%

Kiệu là cây trồng có giá trị kinh tế cao, rất nhiều công dụng, như được dùng để làm thức ăn từ lá đến củ, củ kiệu được dùng để muối dưa, lá dùng để quấn, ướp thịt nướng, ăn sống hoặc sử dụng như một loại rau thơm và củ kiệu còn dùng làm thuốc phòng chữa nhiều bệnh...

 

Trồng kiệu không quá khó nhưng việc chọn nền đất thích hợp để trồng là rất quan trọng, thường là đất tơi xốp, giàu mùn, nhiều cát, dễ thoát nước, độ pH từ 6-6,5 như các loại đất thịt nhẹ vì nó còn liên quan đến tình hình sâu bệnh và năng suất. Ngoài ra, chế độ phân bón hợp lý, việc phủ liếp, tưới đủ ẩm cho kiệu sẽ giúp cây mọc nhanh và khỏe, cho củ to hơn. Mỗi hecta nếu thâm canh tốt có thể cho năng suất từ 12-15 tấn.

Trong những năm gần đây nhu cầu củ kiệu tăng cao, nên diện tích kiệu cũng tăng theo để đáp ứng nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng. Tại huyện Ninh Sơn, vụ Hè Thu 2023 diện tích cây kiệu toàn huyện đạt 103,6 ha, tăng 48% so với cùng kỳ năm 2022 (vụ Hè Thu 2022 đạt 70ha), tuy nhiên diện tích kiệu không dừng lại con số 103,6ha mà vẫn tiếp tục tăng. Hiện tại, giá kiệu giống trong vụ Hè Thu 2023 là 20.000 đ/kg, giảm 50% so với năm 2022.

Như vậy, với diện tích kiệu ngày càng tăng trên địa bàn huyện Ninh Sơn, thì khả năng tình trạng “CUNG” vượt “CẦU” có thể xảy ra, dẫn đến việc giá kiệu giảm mạnh, hiện tượng được mùa mất giá, ảnh hưởng nghiêm trọng đến thu nhập của người trồng kiệu.

Khi cung vượt cầu, được mùa, mất giá đó là quy luật kinh tế và cho rằng “Câu chuyện được mùa mất giá như một lời nguyền”. Khi dư thừa chúng ta biết trữ lại và chế biến để giảm lượng đưa ra thị trường và chuẩn hóa sản phẩm nông sản để thị trường thông suốt. Do đó, giải pháp cho câu chuyện được mùa mất giá là tổ chức lại sản xuất, chuẩn hóa ngành hàng, thông tin minh bạch thị trường xuất khẩu, nội địa và phát triển việc chế biến sau thu hoạch để tăng giá trị và có thể bảo quản lâu hơn so với hàng tươi.

Về lâu dài, để tránh tình trạng cung vượt cầu, các ngành chức năng khuyến cáo người dân không nên trồng quá nhiều, ồ ạt, dẫn đến khó khăn trong tiêu thụ khiến giá sụt giảm. Điều quan trọng là cần sự vào cuộc, liên kết mạnh mẽ giữa 4 nhà: nhà nông, nhà doanh nghiệp, Nhà nước, nhà khoa học để hiện thực hóa ước mơ nông sản Việt ngày một vươn xa, nông dân làm giàu trên chính quê hương.

Tin liên quan

Tin mới nhất

Gương điển hình vươn lên làm giàu nhờ trồng bưởi da xanh gắn với du lịch sinh thái nhà vườn tại...(25/09/2023 4:12 CH)

Cấp phát máy bơm, giống và vật tư phân bón cho các hộ dân huyện Thuận Bắc(18/09/2023 4:22 CH)

Hội thảo đầu bờ mô hình mô hình sản xuất lúa theo hướng hữu cơ áp dụng quy trình "1 phải 5 giảm"...(17/09/2023 4:16 CH)

Trung tâm khuyến nông tập huấn 2 lớp TOT – Nghiệp vụ khuyến nông và kỹ thuật nuôi cá bớp trong...(14/09/2023 4:06 CH)

Giám sát sau tiêm phòng vắc xin Lở mồm Long móng trên đàn trâu, bò trên địa bàn năm 2023(13/09/2023 3:37 CH)