3 người đang online
°

Triển khai tiêm phòng gia súc, gia cầm đợt 2 năm 2023 trên địa bàn tỉnh

Đăng ngày 18 - 10 - 2023
Lượt xem: 191
100%

Tại Ninh Thuận, từ đầu năm đến nay tình hình dịch bệnh gia súc gia cầm cơ bản được kiểm soát tốt, không phát sinh ổ dịch bệnh. Tuy nhiên, dịch bệnh trên động vật xảy ra có rất nhiều nguyên nhân, trong đó có thể do tỷ lệ tiêm phòng vắc xin cho vật nuôi còn thấp, hoặc đã tiêm phòng nhưng chưa đáp ứng miễn dịch. Mặt khác thời gian tới tình hình thời tiết cực đoan (mưa bão, lũ lụt, chuyển gió mùa Đông Bắc…), mầm bệnh tồn tại trong môi trường nhiều, vận chuyển gia súc gia cầm trong các tháng cuối năm gia tăng để phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng xã hội. Vì vậy, nguy cơ xảy ra dịch bệnh gia súc gia cầm trong những tháng cuối năm 2023 và đầu năm 2024 là rất cao.

 

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và PTNBT, Cục Thú y về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và UBND tỉnh Ninh Thuận (Kế hoạch số 4897/KH-UBND ngày 09/11/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản năm 2023). Ngày 03/10/2023, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Kế hoạch số 130/KH-SNNPTNT v/v tiêm phòng gia súc, gia cầm đợt 2 năm 2023 trên địa bàn tỉnh, nhằm tạo miễn dịch chủ động cho đàn gia súc, gia cầm có khả năng đề kháng với các bệnh truyền nhiễm thường xảy ra, bảo đảm cho sản xuất chăn nuôi, phát triển ổn định và bền vững trên địa bàn tỉnh và nâng cao trách nhiệm của chính quyền địa phương, các ban ngành và nhận thức của người chăn nuôi trong công tác phòng, chống dịch bệnh, góp phần đảm bảo an toàn dịch bệnh, bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm; đồng thời nhằm kiểm soát được bệnh Dại trên đàn chó, mèo nuôi, góp phần bảo vệ sức khỏe cho cộng đồng, phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh;

Theo đó, Các huyện, thành phố tổ chức triển khai tiêm phòng gia súc, gia cầm từ ngày 10/10/2023 đến ngày 10/11/2023, tổ chức thực hiện tiêm phòng đồng loạt cho đàn gia súc (trâu, bò, heo, dê, cừu), gia cầm (gà, vịt) tại các địa phương;  việc tiêm phòng đúng tiến độ thời gian, chủng loại vắc xin, đảm bảo kỹ thuật, đáp ứng miễn dịch cho vật nuôi và an toàn cho lực lượng tham gia tiêm phòng.

Căn cứ tổng đàn gia súc, gia cầm hiện có đến tháng 9/2023 của các huyện, thành phố, chỉ tiêu tiêm phòng vắc xin cho từng loại bệnh gia súc, gia cầm đạt 80% tổng đàn 70% tổng đàn chó mèo nuôi  trên địa bàn tỉnh như sau:

1) Đàn trâu, bò: Tiêm phòng vắc xin Tụ huyết trùng, LMLM: 83.900 con/mỗi loại vắc xin; sử dụng vắc xin LMLM nhị giá típ O và A (Aftovax Bivalent); vắc xin Viêm da nổi cục trên trâu bò (VDNC): 58.000 con (đợt 1/2023 đã tiêm 25.748 con, vắc xin miễn dịch 12 tháng). Vận động, tuyên truyền người chăn nuôi chủ động mua vắc xin LMLM, VDNC tiêm phòng cho cho trâu, bò (ngoài phần hỗ trợ của ngân sách tỉnh). 

2) Đàn heo: Tiêm phòng vắc xin LMLM, Dịch tả, Tụ huyết trùng: 125.650/mỗi loại vắc xin; khuyến khích các hộ chăn nuôi, trang trại tự chủ động mua vắc xin để phòng bệnh cho đàn heo nuôi. Đối vi vc xin Dch t ln Châu Phi được B Nông nghip và Phát triển nông thôn cho phép sử dụng (theo Công văn số 487/BNN-TY ngày 24/7/2023 V/v sử dụng vắc xin phòng bệnh Dịch tả lợn Châu Phi). Khuyến cáo các hộ chăn nuôi, trang tri chủ động kinh phí mua vắc xin DTLCP để phòng, chống dịch bệnh cho đàn heo nuôi của mình; phối hợp cơ quan thú y tổ chức lấy mẫu giám sát, đánh giá sau tiêm phòng vắc xin DTLCP.

* Lưu ý: trong quá trình triển khai tiêm phòng vắc xin DTLCP, có thể các đàn heo đã nhiễm vi rút DTLCP thực địa và các mầm bệnh khác, nhưng chưa có biểu hiện triệu chứng lâm sàng, nên khi đàn heo được tiêm vắc xin DTLCP, rất có thể có phản ứng, phát bệnh, bị chết và buộc phải xử lý ổ dịch, tiêu hủy lợn bệnh theo quy định.

3) Đàn dê, cừu: Khuyến khích người chăn nuôi chủ động mua vắc xin Tụ huyết trùng, LMLM tiêm phòng cho đàn dê, cừu nuôi, với số lượng tiêm phòng là 171.400 con/214.943 con tổng đàn (trong đó: đàn dê 89.300 con, đàn cừu: 82.100 con).

4) Đàn gia cầm: Tiêm phòng vắc xin Cúm gia cầm (thể độc lực cao), khuyến cáo sử dụng vắc xin Navet- fluvac 2 để phòng bệnh Cúm gia cầm cho cả vi rút Cúm A/H5N1và vi rút CúmA/H5N6 và A/H5N8 gây ra; số lượng tiêm phòng: số lượng tiêm phòng: 1.045.600 con (trong đó: Trên đàn gà là 517.200 con và trên đàn vịt là 528.400 con); tiêm phòng vắc xin Niu cát xơn trên đàn gà, tiêm phòng vắc xin Dịch tả trên đàn vịt; ngoài ra, khuyến khích các hộ nuôi gia cầm tiêm phòng các loại bệnh như Tụ huyết trùng (gà, vịt), Gumboro (gà), Đậu gà,…

5) Tiêm phòng vắc xin dại cho đàn chó, mèo: Phấn đấu  đợt 2/2023 tiêm phòng vắc xin 12.020 con/41.883 con tổng đàn (trong đợt 1/2023 đã tiêm 17.272 con/31.300 con kế hoạch). Ngoài ra, phải thường xuyên rà soát, tiêm phòng bổ sung cho đàn chó, mèo mới phát sinh hoặc chó, mèo đã hết thời gian miễn dịch bảo hộ; UBND cấp xã có trách nhiệm bố trí các lực lượng thống kê đàn chó, mèo nuôi; tuyên truyền, vận động chủ nuôi chó, mèo chủ động kinh phí tiêm phòng vắc xin Dại; phối hợp với cơ quan thú y để triển khai tiêm vắc xin Dại đảm bảo đạt yêu cầu (theo Kế hoạch số 672/KH-UBND ngày 22/2/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Phòng, chống bệnh Dại giai đoạn 2022 - 2030 trên địa bàn tỉnh).

Ngân sách cấp tỉnh hỗ trợ 8.325 liều vắc xin LMLM nhị giá type (O&A, 189.000 liều vắc xin Cúm gia cầm và 930 liều vắc xin Dại chó mèo từ nguồn ngân sách tỉnh năm 2023 (theo Quyết định số 357/QĐ-UBND ngày 20/3/2023 của Ùy ban nhân dân tỉnh). Ưu tiên tiêm phòng vắc xin LMLM cho đàn trâu, bò của các xã thuộc vùng khó khăn thuộc khu vực III, II, I thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025; các hộ chăn nuôi thuộc các chương trình dự án hỗ trợ; hộ gia đình chính sách, có công, hộ nghèo, cận nghèo và hộ nhỏ lẻ tại các xã thuộc vùng có nguy cơ cao.

Các hộ, trang trại chăn nuôi không thuộc diện được ngân sách nhà nước hỗ trợ vắc xin, thì chủ cơ sở chăn nuôi phải tự bảo đảm kinh phí (kể cả tiền mua vắc xin và công tiêm phòng) tổ chức tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm theo hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y.

            Ngân sách cấp huyện: Đảm bảo kinh phí cho các hoạt động tại địa phương: Thống kê, quản lý đàn gia súc, gia cầm, tập huấn, thông tin tuyên truyền; dụng cụ, vật tư, bảo hộ lao động, tổ chức xử lý ổ dịch; chi cho công tác tổ chức tiêm phòng; tiêu độc khử trùng môi trường; kinh phí hỗ trợ chủ chăn nuôi trong trường hợp gia súc bị sảy thai, bị chết do sốc vắc xin, phản ứng, phát bệnh chết sau tiêm phòng theo quy quy định; chi trả công tiêu hủy gia súc, công cho lực lượng tham gia công tác phòng, chống dịch; các hoạt động kiểm tra, giám sát của huyện, thành phố được thực hiện theo các quy định hiện hành. Đối với tiêm phòng vắc xin cúm gia cầm: Ngân sách cấp huyện đảm bảo kinh phí chỉ đạo tiêm phòng, chi trả công tiêm phòng bao vây ổ dịch cúm gia cầm (nếu có ổ dịch xảy ra).

Theo đó, UBND các huyện, thành phố chỉ đạo các phòng, trạm liên quan khẩn trương tham mưu xây dựng, phê duyệt và triển khai thực hiện kế hoạch tiêm phòng gia súc, gia cầm đợt 2 năm 2023 trên địa bàn quản lý; trong đó phân công rõ nhiệm vụ cụ thể cho UBND cấp xã và các phòng, ban có liên quan; liên hệ trực tiếp với Chi cục Chăn nuôi và Thú y tiếp nhận nguồn vắc xin được hỗ trợ để triển khai tiêm phòng tại các địa phương./.

Tin liên quan

Tin mới nhất

Triển khai Tháng vệ sinh tiêu độc môi trường chăn nuôi đợt 3/2024 trên địa bàn tỉnh(30/10/2024 4:34 CH)

Triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng chống bệnh dịch tả lợn Châu phi trên địa tỉnh(24/10/2024 2:35 CH)

Tập huấn ứng dụng công nghệ xử lý nguồn phế phụ phẩm trong trồng trọt, chăn nuôi làm phân bón hữu...(23/10/2024 10:31 SA)

Giám sát sự lưu hành vi rút gây bệnh Viêm da nổi cục trên địa bàn Ninh Thuận năm 2024(03/10/2024 8:08 SA)

Giám sát hiệu lực sau tiêm phòng đối với vắc xin Lở mồm Long móng trên đàn trâu bò trên địa bàn...(13/09/2024 3:02 CH)