73 người đang online
°

Quy trình kỷ thuật thụ tinh nhân tạo cho dê, cừu bằng tinh cọng rạ

Đăng ngày 27 - 10 - 2021
Lượt xem: 939
100%

 

1. Chuẩn bị dụng cụ:

Gồm bình nitơ chứa tinh và Nitơ, súng dẫn tinh, ống gen, găng tay, vaseline, cồn 700, panh kẹp, đèn pin, mõ vịt, kéo, phích nước và cốc cao đựng nước làm giải đông tinh hoặc cốc giải đông tinh chuyên dụng, nhiệt kế, giấy vệ sinh, sổ sách ghi chép. Tất cả dụng cụ cần phải sạch sẽ, khô ráo và sắp xếp gọn gàng trong hộp đựng đồ nghề.

2. Kiểm tra tình trạng động dục:

Hỏi thông tin từ gia chủ hoặc người chăm sóc, theo dõi cá thể dê, cừu cái đã quan sát được thông qua con đực thí tình, kiểm tra những dấu hiệu biểu hiện động dục bên ngoài như hành vi, dịch nhờn, màu sắc âm hộ để xác định chắc chắn con dê, cừu động dục hay không.

3. Cố định dê, cừu cái:

Có thể dùng giá đỡ phối giống hoặc người giữ cố định bằng cách giữ 2 chân sau cùng với việc bẻ cong 2 nhượng chân sau để cho phép dễ dàng tiếp cận đường sinh dục.

4. Dùng chất bôi trơn:

Sau khi cố định xong thì tiến hành lau sạch hậu môn và âm hộ, tra chất bôi trơn vào mõ vịt và đưa vào đường sinh sản của dê, cừu để kiểm tra tính chất của dịch nhờn trong âm hộ. Nếu chất nhầy có màu đục thì đây là thời điểm tốt nhất để gieo tinh.

5. Xác định loại tinh cần dùng:

Chọn đúng cóng tinh cọng rạ trong bình ni tơ có đựng tinh cần dùng, sau đó dùng panh pẹp gắp tinh cọng rạ từ cóng đựng tinh và nhanh chóng đặt cóng lại chỗ cũ

6. Rã đông tinh cọng rạ

Bỏ cọng tinh vào cốc rã đông theo chiều đầu bông xuống dưới (thời gian giải đông trong vòng 30 giây). Chỉ giải đông tinh khi đã xác định đúng thời điểm phối giống; tinh đã được giải đông không được bỏ lại vào bình chứa tinh.

7. Chuẩn bị súng dẫn tinh

Trong thời rã đông, tranh thủ chuẩn bị súng dẫn tinh. Nếu thời tiết lạnh nên dùng giấy vệ sinh chà xát nhiều lần vào súng để nâng nhiệt độ của súng lên. Kéo pitton ra 1 khoảng ít nhất là 13 cm và để ở vị trí thuận lợi và sạch sẽ. Nếu ống gen có nút tiếp nhận bên trong thì kiểm tra lại vị trí sao cho nút tiếp nhận nằm cách đầu ống gen khoảng 2 – 3 cm. Kiểm tra ống gen có an toàn không.

8. Nạp tinh vào súng

- Cắt cọng rạ phía đầu hàn, vết cắt phải vuông góc và sắc. Nếu cắt bằng kéo thì cắt xong dùng tay xoa nhẹ đầu cắt cho tròn. Trước khi cắt cọng rạ cần vẩy nhẹ phía đầu hàn 2 – 3 lần để dồn tinh về phía kia.

- Đưa cọng rạ phía đã cắt vào nút tiếp nhận nằm trong ống gen, xoay nhẹ cho chặt. Đẩy cọng rạ trượt vào lòng ống gen. Để cọng rạ dư ra ngoài ống gen khoảng 1 – 2 cm. Đẩy cọng rạ vào từ từ, nhẹ nhàng tránh cong hoặc gẫy cọng rạ. Trong trường hợp ống gen không có nút tiếp nhận thì đơm đầu bông của cọng rạ vào đầu súng, cho dư ra 2 – 3 cm.

9. Đơm võ dẫn tinh quản vào súng

Kéo ống gen trùm vào súng; đẩy thân súng trượt đến đầu tận cùng của ống gen. Tuỳ theo từng loại súng mà ta có cách cố định ống gen phù hợp. Cố định xong, nhẹ nhàng đưa pitton vào đầu bông cọng rạ. Nhẹ nhàng đẩy pitton từ từ cho phần không khí còn lại trong cọng rạ ra ngoài. Quấn giấy vệ sinh đầu súng cắp ngang miệng hoặc giắt vào người.

10. Thực hiện các thao tác trên dê, cừu cái

Từ từ và nhẹ nhàng đưa mõ vịt đã được bôi trơn và nguồn sáng vào đường sinh dục, có thể di chuyển nhẹ mõ vịt qua lại hoặc sang một bên để xác định cổ tử cung, nó trông giống như một cấu trúc hình hoa nở

Với sự hổ trợ của nguồn sáng, đưa súng gieo tinh đã nạp cọng rạ vào mõ vịt và luồn vào cổ tử cung, sử dụng chuyển động tròn và áp lực nhẹ để đưa đầu súng gieo tinh qua các vòng của cổ tử cung, tốt nhất là đưa sâu vào thân tử cung và từ từ cho tinh dịch rơi nhỏ giọt vào thân tử cung bằng cách đẩy nhẹ pítt1-tông của súng gieo tinh.

11. Những thao tác sau khi phối xong:

- Tháo mõ vịt và súng phối tinh, loại bỏ ống gen. Vệ sinh sạch sẽ các dụng cụ phối tinh bằng xà phòng ấm

- Điền thông tin vào sổ ghi chép, số tai dê cừu cái, ngày phối, số hiệu đực giống, tên gia chủ, dẫn tinh viên… Dặn dò gia chủ theo dõi sự động dục của dê cừu cái trong chu kỳ tới khoảng 18 – 22 ngày sau kể từ ngày phối giống.

 

Tin liên quan

Tin mới nhất

Kỹ thuật chăn nuôi heo đen (16/11/2022 9:30 SA)

Phòng bệnh trong chăn nuôi dê(04/10/2022 9:27 SA)

Một số bệnh thường gặp trên lươn nuôi thương phẩm (21/02/2022 3:28 CH)

Qui trình ủ rơm với urea làm thức ăn cho gia súc(08/09/2021 7:08 CH)

Hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi cừu(21/07/2021 7:08 CH)