42 người đang online
°

Hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi cừu

Đăng ngày 21 - 07 - 2021
Lượt xem: 1.435
100%

 

1. Chuồng trại

- Mặt sàn cách mặt đất từ 1-1,2 m, tạo độ thoáng và đủ độ cao để vệ sinh quét dọn dễ dàng, khe hở mặt sàn 1,5 cm.

- Máng ăn bố trí sát mặt ngoài sàn để cừu thò đầu ra ăn.

- Chuồng nuôi phải bảo đảm vệ sinh, quét dọn phân hằng ngày. Mỗi tháng tẩy uế chuồng 1 lần bằng vôi bột. Phun xịt khử trùng thường xuyên.

2. Thức ăn, nước uống:

- Cừu ăn được nhiều loại thức ăn như cỏ tươi, cỏ khô và các loại củ quả, thức ăn ủ chua…

- Đối với thức ăn thô xanh: Từ 3-4kg/ngày/con.

- Đối với thức ăn tinh từ  0,1 – 0,3 kg thức ăn tinh (bột ngô, khoai, sắn…).

- Để tránh tình trạng cừu nuôi bị thiếu dinh dưỡng, đẻ non, đẻ con yếu, ít sữa nuôi con, niêm mạc mắc khô, mắt mờ… Hằng ngày nên bổ sung tảng đá liếm hàng ngày. Có thể bổ sung mật rỉ đường các chất dinh dưỡng cần thiết cho cừu.

- Cần có đủ nước sạch để cừu uống tại chuồng. Không cho cừu uống nước tù đọng tránh cừu bị nhiễm giun sán.

3. Kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng:

- Kỹ thuật nuôi cừu cái sinh sản: Bộ phận sinh dục nở nang, bầu vú phát triển, vú có da mềm nhão nhưng khi bầu vú căng sữa sẽ tiết sữa nhiều, gân sữa nổi rõ trên bầu vú. Chu kỳ động dục cừu cái là 16-17 ngày. Sau khi phối giống, qua 16-17 ngày không thấy động dục trở lại là cừu cái có chửa. Cừu mang thai 146-150 ngày. Căn cứ vào ngày phối giống để chú ý đỡ đẻ cho cừu, tránh đẻ bất ngờ làm chết cừu con.

- Tỷ lệ đực/cái trong đàn nên duy trì 1/25, thường xuyên thay đổi đực để tránh thụ tinh đồng huyết.

- Cừu cái chửa cho ăn thêm thức ăn tinh, rau cỏ non. Khi có dấu hiệu sắp đẻ như bầu vú căng, xuống sữa, âm hộ sưng to, thì nên nhốt riêng.

- Sau khi cừu đẻ, dùng khăn mềm, sạch, ẩm để lau nước nhầy ở miệng, mũi cho cừu con, lấy dây chỉ sạch buộc rốn (cách rốn 5- 6cm), rồi dùng kéo cắt cách vết buộc 2 cm. Bôi cồn iốt để sát trùng. Đẻ xong, cừu mẹ khát nước nhiều, pha nước đường 1% + muối 0,5% cho cừu mẹ uống thoải mái.

- Nuôi cừu con: Sau khi sinh ra, cừu con cần được bú sữa đầu là sữa chứa nhiều dinh dưỡng và giúp cho cừu sau này chống chịu được bệnh tật. Trong 10 ngày đầu sau đẻ cho cừu con bú mẹ tự do; từ 11-20 ngày tuổi, cừu con bú mẹ 3 lần/ngày, đồng thời tập cho cừu con ăn thức ăn tinh, rau cỏ xanh; 80-90 ngày tuổi, cho cừu con cai sữa.

- Kỹ thuật nuôi cừu bán thịt: Gồm các cừu đực đã cai sữa và con giống loại thải. Cừu nuôi bán thịt phải nhốt riêng, tránh quậy phá đàn, hư hỏng chuồng trại. Trước khi xuất chuồng hai tháng cho ăn khẩu phần tăng cường để tăng trọng lượng lúc bán. Thức ăn bổ sung có thể là thức ăn tinh, cỏ, rau xanh, củ quả, phụ phẩm nông nghiệp…

4. Phòng trị bệnh

- Thực hiện các biện pháp phòng bệnh an toàn sinh học cho cừu

- Thực hiện tiêm phòng đầy đủ một số bệnh thường gặp trên cừu

+ Phòng bệnh giun sán: 3 lần/năm

+ Tụ huyết trùng: 2 lần/năm

+ Viêm ruột hoại tử: 2 lần/năm

Tin liên quan

Tin mới nhất

Kỹ thuật chăn nuôi heo đen (16/11/2022 9:30 SA)

Phòng bệnh trong chăn nuôi dê(04/10/2022 9:27 SA)

Một số bệnh thường gặp trên lươn nuôi thương phẩm (21/02/2022 3:28 CH)

Quy trình kỷ thuật thụ tinh nhân tạo cho dê, cừu bằng tinh cọng rạ(27/10/2021 7:11 CH)

Qui trình ủ rơm với urea làm thức ăn cho gia súc(08/09/2021 7:08 CH)