46 người đang online
°

Chuỗi tập huấn chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP)

Đăng ngày 28 - 09 - 2021
Lượt xem: 387
100%

 

Từ ngày 28/9 -18/10/2021, Trung tâm Phát triển Nông thôn Saemaul Undong, Trường Đại học Khoa học-Xã hội và Nhân văn, ĐH Quốc gia Tp. HCM phối hợp cùng Văn phòng điều phối Nông thôn mới Trung Ương và ĐH Pháp Ngữ (AUF) tổ chức “Chuỗi tập huấn Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) năm 2021”.

Chương trình có sự tham gia trực tuyến của các tỉnh thành trong cả nước với hơn 3.000 người tham dự bao gồm cán bộ quản lý chương trình OCOP ở các địa phương: cấp tỉnh, huyện; Chủ thể là doanh nghiệp, HTX, tổ hợp tác đã đang và sẽ tham gia chương trình OCOP.

Hình thức tập huấn: Trực tuyến qua nền tảng Zoom hoặc Fanpage: https://www.facebook.com/ptntsu và Youtube: https://m.youtube.com/channel/UCGpgzf0uznc_Zkj7aZJEKHA. Học viên đã đăng ký tham dự được nhận tài liệu qua mail và hoàn thành bài đánh giá chất lượng vào cuối buổi tập huấn. Ban tổ chức dựa vào đó để cấp Giấy chứng nhận cho các học viên tham dự.

Chuỗi tập huấn chương trình OCOP với các chủ đề thiết thực cho nhà quản lý, Chủ thể là doanh nghiệp, HTX, tổ hợp tác của các tỉnh, thành phố về những điều cần biết về chương trình OCOP, phát triển sản phẩm OCOP gắn với tiềm năng, lợi thế của địa phương, xây dựng phương án sản xuất kinh doanh, xây dựng câu chuyện sản phẩm và chuẩn hóa sản phẩm tham gia chương trình OCOP.

Đây là hoạt động được triển khai nhằm hỗ trợ các kiến thức về quản lý, đánh giá sản phẩm OCOP cấp địa phương, phát huy tính chủ động, sáng tạo, tinh thần hợp tác của các chủ thể và cộng đồng để phát triển sản phẩm OCOP trên 3 phần chính của bộ tiêu chí đánh giá là: Sản phẩm và sức mạnh cộng đồng; Tiêu chí đánh giá về khả năng tiếp thị; Chất lượng sản phẩm.

Chuỗi tập huấn được diễn ra trong 08 buổi sáng các ngày: 28, 30 tháng 9; ngày 01, 04, 06, 08,11, 13 tháng 10/2021 với 11 chuyên đề: Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP): những điều cần biết khi tham gia chương trình; Hướng dẫn phát triển sản phẩm gắn với tiềm năng, lợi thế của địa phương; Tập huấn xây dựng phương án sản xuất kinh doanh cho sản phẩm OCOP; Tập huấn xây dựng câu chuyện sản phẩm OCOP; Tập huấn xây dựng và bảo vệ thương hiệu sản phẩm nông sản; Tập huấn xử lý sau thu hoạch; Phương pháp và công cụ xây dựng mô hình HTX du lịch bền vững; Hướng dẫn Bộ tiêu chí tham gia OCOP; Hướng dẫn quy trình, thủ tục, hồ sơ minh chứng tham gia chương trình Mỗi xã một sản phẩm; Hướng dẫn chuẩn hóa các điểm du lịch cộng đồng và dịch vụ du lịch cộng đồng tham gia chương trình OCOP và Ứng dụng chuyển đổi số trong chương trình OCOP.

Việc tổ chức các chuyên đề nhằm nâng cao nhận thức về vai trò và ý nghĩa của Chương trình OCOP, hướng dẫn các doanh nghiệp, hợp tác xã và cơ sở sản xuất tham gia hiệu quả vào Chương trình OCOP, góp phần nâng cao năng lực về sản xuất, gia tăng giá trị và kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP gắn với nhu cầu của thị trường. Chương trình cũng là nơi tạo diễn đàn trao đổi kinh nghiệm triển khai thực hiện chương trình OCOP ở các cấp và các địa phương./.

Tin liên quan

Tin mới nhất

Công tác khuyến nông trong thực hiện Dự Án Saccr trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận(19/03/2024 2:35 CH)

Triển khai xuất khẩu tổ yến sang Trung Quốc(05/12/2022 2:29 CH)

Muối tinh sấy I-ốt havi hàng Việt Nam chất lượng cao 2022 do người tiêu dùng bình chọn(25/08/2022 2:21 CH)

Bản tin rau quả tuần 13 năm 2022(07/04/2022 9:31 SA)

Bản tin lúa gạo tuần 10 năm 2022(17/03/2022 10:14 SA)