49 người đang online
°

Một số biện pháp phòng, chống bệnh do Vi bào tử trùng (EHP) trên tôm nuôi nước lợ tại các cơ sở sản xuất giống

Đăng ngày 03 - 04 - 2020
Lượt xem: 282
100%

Xét nghiệm bệnh trên tôm giống bằng kỹ thuật Real-time PCR và tiêu hủy tôm giống bị nhiễm bệnh

 

Theo một số đặc điểm dịch tể thì tôm sú (P. monodon), tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei), tôm he (P. japonicus, P. merguiensis) đều mẫn cảm với bệnh vi bào tử trùng ở tất cả các giai đoạn (giống, thương phẩm). Ngoài ra, vi bào tử trùng còn được phát hiện trên một số loài động vật thủy sinh khác như: giun đất, giun nhiều tơ (dời); giáp xác (cua, còng); động vật hai mảnh vỏ (ngao, sò, hàu...) và artemia.  

Bệnh do vi bào tử trùng là bệnh ký sinh trùng nội bào, đến nay chưa có thuốc điều trị, do đó việc sử dụng thuốc kháng sinh để phòng và trị bệnh là không hiệu quả; việc lạm dụng kháng sinh làm cho tôm chậm lớn và gây ra hiện tượng kháng kháng sinh. Để phòng, chống bệnh do vi bào tử trùng (EHP) trên tôm nuôi nước lợ thì các cơ sở sản xuất tôm giống cần thực hiện các biện pháp tổng hợp theo quy định tại Thông tư 04/2016/TT-BNNPTNT và một số nội dung sau đây:

- Xây dựng và triển khai các quy trình quản lý, kỹ thuật đảm bảo an toàn sinh học để ngăn chặn tác nhân gây bệnh từ bên ngoài xâm nhập vào cơ sở và mầm bệnh từ cơ sở (nếu có) ra ngoài môi trường.

- Triển khai giám sát bệnh theo hướng dẫn tại Công văn số 431/TY-TS ngày 18/3/2019 của Cục Thú y.

- Tổ chức xây dựng cơ sở an toàn dịch bệnh theo quy định tại Thông tư số 14/2016/TT-BNNPTNT ngày 02/6/2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Đối với tôm bố mẹ: Mua tôm từ những cơ sở giống được công nhận an toàn dịch bệnh hoặc đã được xét nghiệm chứng minh âm tính với tác nhân gây bệnh EHP và các bệnh khác theo quy định về kiểm dịch động vật thủy sản tại Thông tư số 26/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/6/2016 và Thông tư số 36/2018/TT-BNNPTNT ngày 25/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

    - Đối với nguồn thức ăn tươi sống cho tôm bố mẹ: Với mỗi lô thức ăn tươi sống, thu ít nhất 01 mẫu đối với mỗi loại thức ăn tại 05 vị trí để xét nghiệm nhằm đảm bảo không nhiễm EHP và các bệnh khác trên tôm theo quy định.

- Đối với tôm giống (Postlarvae): Thực hiện xét nghiệm bệnh đảm bảo không bị nhiễm EHP trước khi xuất bán và thực hiện kiểm dịch theo quy định.

- Đối với nguồn nước nuôi: Xây dựng quy trình khử trùng nước nuôi bằng chlorine với nồng độ 30ppm hoặc các hóa chất/công nghệ khác tương đương, phương pháp phù hợp khác theo hướng dẫn của nhà sản xuất để tiêu diệt các tác nhân gây bệnh (trong đó có EHP) trước khi đưa vào sử dụng.

- Đối với công cụ, dụng cụ, phương tiện vận chuyển, người ra vào trại: Phải có quy trình vệ sinh, khử trùng tiêu độc, bảo đảm hiệu quả khử trùng (bảo hộ, hố khử trùng, khử trùng định kỳ,…).

- Khi phát hiện lô tôm giống dương tính với EHP, tiến hành thu mẫu tôm, thức ăn tươi sống để truy tìm nguồn bệnh và thực hiện tiêu hủy theo quy định. Khai báo với thú y cơ sở, cơ quan thú y của địa phương để được hướng dẫn triển khai các biện pháp phòng chống theo quy định.

- Xử lý ổ dịch phải đảm bảo: Toàn bộ dụng cụ, phương tiện chứa đựng, vận chuyển, bể nuôi,.. phải được khử trùng bằng chất sát trùng và phương pháp phù hợp; nước trong hồ ương phải được xử lý bằng Chlorine nồng độ 30ppm, ngâm trong 7 ngày trước khi xả ra ngoài môi trường; các chất cặn bã,.. trong quá trình ương phải được thu gom và xử lý tại khu vực riêng (ngoài khu vực sản xuất).

(Trích theo công văn số 1848/TY-TS ngày 8/10/2019 của Cục Thú y về hướng dẫn phòng, chống bệnh vi bào tử trùng trên tôm nuôi nước lợ.)

Tin liên quan

Tin mới nhất

Kỹ thuật chăn nuôi heo đen (16/11/2022 9:30 SA)

Phòng bệnh trong chăn nuôi dê(04/10/2022 9:27 SA)

Một số bệnh thường gặp trên lươn nuôi thương phẩm (21/02/2022 3:28 CH)

Quy trình kỷ thuật thụ tinh nhân tạo cho dê, cừu bằng tinh cọng rạ(27/10/2021 7:11 CH)

Qui trình ủ rơm với urea làm thức ăn cho gia súc(08/09/2021 7:08 CH)