Ngày 21/4/2020, Mạng lưới các Trung tâm nuôi trồng thủy sản vùng châu Á - Thái Bình Dương (NACA) đã ban hành tài liệu hướng dẫn phòng chống loài vi rút mới có tên là Decapod iridescent virus 1 (DIV1) gây thiệt hại cho ngành nuôi tôm tại Trung Quốc trong những năm gần đây.
Theo NACA, vi rút DIV1 được phát hiện lần đầu tiên vào năm 2014 trên mẫu tôm càng đỏ (Cherax quadricarinatus) tại tỉnh Phúc Kiến (Fujian), tôm thẻ chân trắng (Penaeus vannamei) tại tỉnh Chiết giang (Zhejiang) và tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) tại một số tỉnh của Trung Quốc. Tháng 02 năm 2020, bệnh xuất hiện trở lại ở tỉnh Quảng Đông (Guangdong), Trung Quốc và đã gây ảnh hưởng cho khoảng 1/4 diện tích nuôi tôm ở tỉnh này.
Vi rút lây nhiễm cho tôm ở tất cả các giai đoạn sinh trưởng và đã được phát hiện gây bệnh trên một số loài tôm biển, tôm nước lợ và tôm nước ngọt. hiện nay, đã phát hiện một số loài cảm nhiễm vi rút dIV1, bao gồm: tôm càng đỏ (Cherax quadricarinatus), tôm thẻ chân trắng (Penaeus vannamei), tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii), tôm hùm đất hay tôm hùm nước ngọt (Procambarus clarkii), tôm càng sông hay tôm chà (Macrobrachium nipponense) và tôm gai (Exopalaemon canrinicauda). Loài cua Cà ra (Eriocheir sinensis) và cua bờ sọc hay cua bờ (Pachygrapsus crassipes) cũng được ghi nhận bị nhiễm vi rút qua thực nghiệm (tiêm vi rút vào cơ) nhưng chưa được xác nhận là loài cảm nhiễm với vi rút. Tôm sú (P. monodon) hoang dã ngoài tự nhiên vùng biển Ấn Độ Dương cũng được báo cáo là dương tính với vi rút DIV1. Trong thực tế, phân bố của vi rút DIV1 trên thế giới có thể rộng hơn nhiều do chưa được điều tra cụ thể.
hiện nay, chưa có thông tin về bệnh do DIV1 xuất hiện ở Việt nam, tuy nhiên để hỗ trợ các tổ chức, cá nhân chủ động phòng chống, ngăn chặn bệnh do DIV1 xâm nhập vào nước ta, Cục Thú y ban hành Hướng dẫn phòng, chống bệnh do DIV1 trên tôm nuôi cụ thể như sau:
1. Thông tin chung về bệnh
a) Tác nhân gây bệnh và tên bệnh:
Vi rút thuộc loại DnA, một thành viên mới trong họ Iridoviridae, phân họ Betairidovirinae, chi Decapodiridovirus được đặt tên là decapod iridescent virus
1 (DIV1). Vi rút DIV1 được phát hiện lần đầu tiên trên mẫu tôm càng đỏ
(Cherax quadricarinatus) vào năm 2014 tại tỉnh phúc Kiến của Trung Quốc và được đặt tên tạm thời là Cherax quadricarinatus iridovirus (CQIV). Tháng 12/2014, các nhà nghiên cứu tiếp tục phát hiện chủng vi rút mới iridescent tại trang trại nuôi tôm thẻ chân trắng (Penaeus vannamei) tại tỉnh Chiết giang của Trung Quốc và đặt tên là shrimp hemocyte iridescent virus (ShIV); sau đó vi rút tiếp tục gây bệnh cho các trang trại nuôi tôm thẻ chân trắng và tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) tại một số tỉnh của Trung Quốc. Phân tích bộ gen của vi rút cho thấy SHIV và CQIV giống nhau đến 99%; năm 2019, Ủy ban quốc tế về Phân loại vi rút (ICTV) đã công nhận CQIV và SHIV là 2 chủng vi rút mới và xếp vào chi decapodiridovirus. Tháng 3/2019, Ủy ban quốc tế về Phân loại vi rút thống nhất đặt tên vi rút là decapod iridescent virus 1 (DIV1). Hiện tại, bệnh do DIV1 chưa được Tổ chức Thú y thế giới bổ sung vào Danh mục bệnh bắt buộc phải khai báo của OIE.
b) Một số đặc điểm dịch tễ
- Phân bố địa lý: Thông tin ban đầu cho thấy bệnh mới chỉ xuất hiện tại Trung Quốc từ năm 2014 tại tỉnh Phúc Kiến và Chiết Giang. Chương trình Quốc gia giám sát vi rút DIV1 của Trung Quốc tiến hành từ năm 2017 đến nay đã phát hiện vi rút DIV 1 có mặt tại 9/15 tỉnh của Trung Quốc. Từ tháng 02 năm 2020, bệnh xuất hiện trở lại ở tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc và đã gây ảnh hưởng cho khoảng 1/4 diện tích nuôi tôm ở tỉnh này. Theo một số nhà nghiên cứu, hiện nay cũng đã có báo cáo về mẫu dương tính vi rút DIV1 trên tôm sú (P. monodon) hoang dã ngoài tự nhiên ở vùng biển Ấn Độ Dương; tuy nhiên phân bố của vi rút này trên thế giới có thể rộng hơn nhiều do chưa được điều tra cụ thể.
- Loài cảm nhiễm: Vi rút DIV1 lây nhiễm cho tôm ở tất cả các giai đoạn sinh trưởng (postlarvae, tôm nhỡ và tôm trưởng thành) và đã được phát hiện gây bệnh trên các loài tôm như tôm biển, nước lợ, tôm sông và tôm đồng. Đến nay, đã phát hiện một số loài tôm cảm nhiễm vi rút DIV1, bao gồm: tôm càng đỏ
(Cherax quadricarinatus), tôm thẻ chân trắng (Penaeus vannamei), tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii), tôm hùm đất hay tôm hùm nước ngọt (Procambarus clarkii), tôm càng sông hay tôm chà (Macrobrachium nipponense) và tôm gai (Exopalaemon canrinicauda). Loài cua Cà ra (Eriocheir
sinensis) và cua bờ sọc hay cua bờ (Pachygrapsus crasssipes) cũng bị nhiễm vi rút qua thực nghiệm (tiêm vi rút vào cơ) nhưng chưa được xác nhận là loài cảm nhiễm với vi rút.
- Đường truyền lây: Chưa xác định rõ, tuy nhiên các nhà nghiên cứu cho biết giun nhiều tơ (sử dụng làm thức ăn cho tôm bố mẹ, tôm hoang dã) cũng bị nhiễm vi rút DIV1 và là nguồn bệnh có khả năng làm lây truyền vi rút gây bệnh trên tôm.
c) Triệu chứng, bệnh tích
- Triệu chứng bệnh:
+ Triệu chứng chung: Tôm bị bệnh lờ đờ, mất khả năng bơi, ở giai đoạn cuối thường chìm xuống đáy và chết, tôm chết hàng ngày, tỷ lệ chết lũy kế trong ao có thể lên tới 80%. Thời gian gây chết 50% ao (LT50) của DIV1 trong thực nghiệm là 8,11 ± 0,81 ngày, gấp hai lần so với vi rút WSSV.
+ Trên tôm thẻ chân trắng, dấu hiệu lâm sàng của tôm bị nhiễm DIV1 không điển hình, bao gồm các dấu hiệu: cơ thể có màu hơi đỏ, gan tụy teo và nhạt màu, dạ dày và ruột rỗng.
+ Trên tôm càng xanh: Dấu hiệu điển hình thường thấy ở tôm càng xanh bị nhiễm DIV1 là có một một vùng đặc trưng hình tam giác màu trắng (là mô của cơ quan tạo máu) bên trong phần giáp đầu ngực (dưới chủy đầu) nên gọi là bệnh "đầu trắng".
- Bệnh tích vi thể:
+ Quan sát tiêu bản vi thể (nhuộm bằng kỹ thuật hóa mô miễn dịch H &E) thấy trong mô của cơ quan tạo máu, cơ quan bạch huyết, huyết cầu trong mang, các xoang của gan tụy và chân bò trong có các hạt bắt màu Eosin hồng đậm trộn lẫn với các hạt nhỏ bắt màu Basophilic, và nhân tế bào đông đặc.
+ Quan sát dưới kính hiển vi điện tử các tế bào chất của các mô nói trên thấy xuất hiện các hạt virion có cấu trúc đặc trưng hai mươi mặt màu ánh kim.
2. Chẩn đoán bệnh
a) Chẩn đoán lâm sàng, mô bệnh học:
Đối với tôm thẻ chân trắng: Tôm bị bệnh không có triệu chứng, bệnh tích điển hình và dễ nhầm lẫn với các bệnh khác nên việc chẩn đoán lâm sàng chỉ có tính hỗ trợ định hướng trong quá trình chẩn đoán, xét nghiệm bệnh.
Đối với tôm càng xanh M. rosenbergii: Tôm bị bệnh thường có dấu hiệu điển hình là mô cơ quan tạo máu có màu trắng bên trong phần giáp đầu ngực (dưới chủy đầu) nên còn được gọi là bệnh "đầu trắng". Do vậy, có thể sử dụng tôm càng xanh như một loài chỉ thị trong trường hợp nghi ngờ có bệnh do DIV1 xuất hiện.
b) Chẩn đoán trong phòng thí nghiệm:
Sử dụng phương pháp sinh học phân tử (phát hiện sự có mặt của vi rút) để khẳng định ca bệnh do DIV1.
3. Khuyến cáo của nACA về một số giải pháp phòng ngừa
- Thiết lập hệ thống bảo đảm an ninh sinh học cho ngành nuôi tôm là chìa khóa quan trọng ngăn ngừa bệnh do DIV1 xâm nhập.
- Chương trình giám sát chủ động để phát hiện sớm tác nhân gây bệnh, kiểm dịch tôm giống và cấp giấy chứng nhận kiểm dịch là yêu cầu cấp bách đối với các quốc gia trọng điểm sản xuất tôm.
- năng lực xét nghiệm bệnh do DIV1 cần phải được khẩn trương hoàn
thiện.
- Cảnh báo và báo cáo tất cả các trường hợp có ổ dịch hoặc phát hiện được vi rút DIV1.
- Khuyến cáo biện pháp kiểm dịch để tăng mức độ an ninh sinh học là phải xét nghiệm vi rút DIV1 đối với tôm postlarva trước khi đưa tới ao nuôi thương phẩm. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng giun nhiều tơ (sử dụng làm thức ăn cho tôm bố mẹ) cũng bị nhiễm vi rút DIV1 và là mối nguy tiềm ẩn đưa vi rút vào các ao tôm. Do vậy khuyến cáo các trại tôm bố mẹ cần có nguồn thức ăn thay thế khác hoặc phải có biện pháp xử lý tiêu diệt tác nhân gây bệnh bệnh trong thức ăn tươi sống trước khi cho tôm ăn.
4. Các biện pháp phòng, chống dịch bệnh tại Việt nam
- Bệnh do dIV1 đến nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cũng như vắc xin
để phòng bệnh.
- Để phòng, chống dịch bệnh, các địa phương và đơn vị thực hiện các biện pháp tổng hợp theo quy định tại Thông tư 04/2016/TT-BnNpTNT và một số nội dung chính sau đây:
a) phòng, chống dịch bệnh tại cơ sở sản xuất tôm giống
- Kiểm soát chặt tôm giống, tôm bố mẹ nhập khẩu từ quốc gia, vùng lãnh thổ có vi rút DIV1.
+ Xem xét lấy mẫu để xét nghiệm bổ sung đối với bệnh do DIV1, đảm bảo tôm không bị bệnh trước khi nhập khẩu vào Việt Nam.
+ Mua tôm giống từ những cơ sở được công nhận an toàn dịch bệnh hoặc đã được xét nghiệm âm tính với tác nhân gây bệnh DIV1 và các bệnh khác theo quy định về kiểm dịch động vật thủy sản tại Thông tư số 26/2016/TT-
BNNPTNT ngày 30/6/2016 và Thông tư số 36/2018/TT-BNNPTNT ngày 25/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Xây dựng và triển khai các quy trình quản lý, kỹ thuật đảm bảo an ninh sinh học để ngăn chặn tác nhân gây bệnh từ bên ngoài xâm nhập vào cơ sở và mầm bệnh từ cơ sở (nếu có) ra ngoài môi trường.
- Triển khai giám sát bệnh theo hướng dẫn tại Công văn số 431/TY-TS ngày 18/3/2019 của Cục Thú y.
- Tổ chức xây dựng cơ sở an toàn dịch bệnh theo quy định tại Thông tư số
14/2016/TT-BNNPTNT ngày 02/6/2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Đối với nguồn thức ăn tươi sống cho tôm bố mẹ: Phải kiểm soát chặt nguồn thức ăn tươi sống cho tôm bố mẹ như giun nhiều tơ (nghi ngờ là động vật trung gian truyền bệnh). Do vậy các cơ sở sản xuất tôm giống thực hiện: (1) Xây dựng phương pháp xử lý đảm bảo tiêu diệt DIV1 trước khi sử dụng hoặc tìm nguồn thức ăn thay thế; (2) thực hiện giám sát nguồn thức ăn tươi sống: thu ít nhất 01 mẫu đối với mỗi loại thức ăn tại 05 vị trí để xét nghiệm nhằm đảm bảo không nhiễm DIV1 và các bệnh nguy hiểm khác trên tôm như bệnh hoại tử gan tụy cấp tính.
- Đối với tôm giống (Postlarvae): Xem xét lấy mẫu để xét nghiệm bổ sung đối với bệnh DIV1, đảm bảo tôm không bị nhiễm DIV1 trước khi xuất bán và thực hiện kiểm dịch theo quy định.
- Đối với nguồn nước nuôi: Xây dựng quy trình khử trùng nước nuôi bằng Chlorine với nồng độ 30ppm hoặc các hóa chất/công nghệ khác tương đương, phương pháp phù hợp khác theo hướng dẫn của nhà sản xuất để tiêu diệt các tác nhân gây bệnh (trong đó có DIV1) trước khi đưa vào sử dụng.
- Đối với công cụ, dụng cụ, phương tiện vận chuyển, người ra vào trại: Phải có quy trình vệ sinh, khử trùng tiêu độc, bảo đảm hiệu quả khử trùng (bảo hộ, hố khử trùng, khử trùng định kỳ,…).
- Khi phát hiện lô tôm giống nghi ngờ mắc bệnh do DIV1, phải tiến hành thu mẫu tôm, thức ăn tươi sống và gửi tới phòng xét nghiệm của cơ quan thú y có thẩm quyền để xét nghiệm, xác định tác nhân gây bệnh, truy tìm nguồn bệnh. Trường hợp dương tính với vi rút DIV1 phải thực hiện tiêu hủy theo quy định;
đồng thời phải khai báo với thú y cơ sở, cơ quan thú y của địa phương để được hướng dẫn triển khai các biện pháp phòng chống dịch theo quy định.
- Xử lý ổ dịch phải đảm bảo: Toàn bộ dụng cụ, phương tiện chứa đựng, vận chuyển, bể nuôi,.. phải được khử trùng bằng chất sát trùng và phương pháp phù hợp; nước trong ao bệnh phải được xử lý bằng Chlorine nồng độ 30 ppm, ngâm trong 7 ngày trước khi xả ra ngoài môi trường; các chất cặn bã, bùn đáy ao,.. trong quá trình nuôi phải được thu gom và xử lý tại khu vực riêng (ngoài khu vực sản xuất).
b) Phòng chống dịch bệnh tại cơ sở nuôi tôm thương phẩm
- Không giống như vi rút gây bệnh Đốm trắng, vi rút DIV1 có thể dễ dàng gây chết cho các loài thuộc chi Macrobrachium. Do đó, không khuyến cáo nuôi ghép các loài giáp xác khác nhau (ví dụ P. vannamei và M. rosenbergii) vì sẽ làm tăng nguy cơ lây truyền DIV1. Tuy nhiên, có thể nuôi tôm với một số lượng nhỏ cá để phòng bệnh lây lan vì cá săn mồi có thể giúp loại bỏ những tôm bị bệnh.
- Xử lý ao sau mỗi vụ nuôi: Toàn bộ bùn đáy ao, chất thải trong quá trình nuôi phải được thu gom, đưa ra ngoài khu vực nuôi để phơi khô. Đáy ao đất sau mỗi vụ nuôi phải được phơi khô nứt chân chim (đối với ao không nhiễm phèn) trước khi thực hiện cải tạo đáy ao cho vụ nuôi tiếp theo. Đối với ao phủ bạt, rửa sạch bằng nước ngọt, phơi khô và khử trùng bằng nước vôi hoặc hóa chất.
- Cải tạo đáy ao: sử dụng vôi bột (CaO) rắc đều một lớp dưới đáy ao, sau đó cho nước vào ngâm, duy trì độ ph khoảng 11-12 (để tiêu diệt DIV1 còn sót lại trong đáy ao) trong khoảng 5 ngày trước khi điều chỉnh lại pH ao nuôi cho phù hợp với hướng dẫn kỹ thuật nuôi tôm.
- Xử lý nước ao nuôi: Các cơ sở thực hiện lấy nước qua hệ thống túi lọc
để loại bỏ một số loài trung gian truyền bệnh cũng như ngăn chặn các loài thủy sản khác xâm nhập vào cơ sở. nước trong ao xử lý/ chứa lắng phải được khử trùng bằng chlorine nồng độ từ 15-30ppm hoặc bằng các hóa chất khác tương đương/ biện pháp phù hợp khác để diệt DIV1 và các tác nhân gây bệnh cũng như loại thủy sản khác.
- Con giống: Chọn con giống khỏe mạnh, đã được kiểm dịch, tốt nhất là
đã được xét nghiệm đảm bảo không nhiễm DIV1 cũng như các tác nhân gây bệnh nguy hiểm khác để thả nuôi. Khuyến cáo người nuôi tuân thủ lịch thả giống theo hướng dẫn của các cơ quan chuyên môn.
- Trong quá trình nuôi, chỉ sử dụng thức ăn tươi sống có nguồn gốc rõ ràng hoặc đã được xét nghiệm bệnh do DIV1 trước khi sử dụng; đồng thời áp dụng các biện pháp an ninh sinh học để quản lý ao tôm như: hạn chế cho người lạ vào khu vực nuôi, thực hiện khử trùng dụng cụ ngay sau khi sử dụng; nguồn nước nuôi (thay mới hoặc bổ sung vào ao nuôi) phải được khử trùng; bờ ao phải được quây lưới chắn giáp xác và có biện pháp xua đuổi chim cò tự nhiên; cơ sở nuôi tuyệt đối không thực hiện san thưa tôm từ ao bệnh sang ao khác trong toàn bộ quá trình nuôi để tránh làm lây nhiễm bệnh từ ao này sang ao khác.
- Cập nhật và báo cáo định kỳ thông tin về tình hình dịch bệnh và kết quả quan trắc các chỉ tiêu môi trường nước tại vùng nuôi.
- Xây dựng và triển khai giám sát lưu hành bệnh tại cơ sở theo hướng dẫn tại Công văn số 431/TY-TS ngày 18/3/2019 của Cục Thú y.
- Khi phát hiện tôm nuôi có dấu hiệu của bệnh do DIV1 hoặc tôm chết bất thường, chủ cơ sở phải tiến hành thu mẫu tôm và gửi tới phòng xét nghiệm của cơ quan thú y có thẩm quyền để xét nghiệm, xác định tác nhân gây bệnh, truy tìm nguồn bệnh; đồng thời thực hiện khai báo với thú y cơ sở, cơ quan thú y của
địa phương để được hướng dẫn thực hiện các biện pháp phòng chống dịch. Trường hợp dương tính với vi rút DIV1 phải thực hiện xử lý ổ dịch theo quy định.
Xử lý ổ dịch phải đảm bảo: Toàn bộ dụng cụ, phương tiện chứa đựng, vận chuyển, bể nuôi,.. phải được khử trùng bằng chất sát trùng và phương pháp phù hợp; nước trong ao bệnh phải được xử lý bằng Chlorine nồng độ 30ppm,
ngâm trong 7 ngày trước khi xả ra ngoài môi trường; các chất cặn bã, bùn đáy ao,.. trong quá trình nuôi phải được thu gom và xử lý tại khu vực riêng.
5. Tài liệu tham khảo (khuyến cáo của nAcA: "Decapod Iridescent Virus 1 (DIV1): an emerging threat to the shrimp industry", tháng 4 năm 2020).