Cá lóc là loại cá nước ngọt, thịt ngon, dễ nuôi. Trong điều kiện nông hộ có diện tích đất hạn hẹp hoặc không có đất, có thể nuôi cá lóc với nhiều loại hình khác nhau. Dù dưới hình thức nuôi nào, điều đầu tiên, phải am hiểu kỹ thuật của từng loại hình nuôi mới đạt hiệu quả kinh tế.
1. Công tác chuẩn bị
– Bể
2. Thiết kế bể nuôi
– Quy cách bồn: Có thể tính theo bề khổ của mũ để ít tốn chi phí.
– Chiều sâu mực nước nuôi cá đảm bảo
3. Các phương tiện hỗ trợ
Nuôi cá lóc trong bể lót bạt do tận dụng diện tích nhỏ nuôi với mật độ cao nên cần phải trao đổi nước thường xuyên để cung cấp Oxy đầy đủ cá mới phát triển tốt. Do đó mô hình nuôi này đòi hỏi phải có moteur bơm nước, thông thường công suất từ 0,5 CV – 2 CV tùy bể nuôi lớn nhỏ.
4. Mật độ nuôi
Có thể nuôi từ 60 – 100 con/m3 bể.
5. Kỹ thuật thả cá
Chuẩn bị nguồn nước
– Trước khi thả cá 3 – 4 ngày, cho nước vào bể nuôi. Sau đó, cá lớn, nâng dần mực nước cho đạt yêu cầu.
– Xử lý sát trùng nguồn nước
6. Cho ăn và chăm sóc
– Thức ăn là cá tạp, xay, bằm, cắt khúc tùy theo kích cỡ cá. Khi cho cá ăn phải quan sát hoạt động của cá và quan sát nguồn nước để xử lý kịp thời. Nếu thấy cá nhát: đốp mồi rồi chạy ra ngoài phải xử lý nguồn nước hoặc tạt thuốc trị ký sinh trùng. Nếu thấy cá nổi trên mặt nước nhiều là nguồn nước dơ. Nếu cá nổi trên mặt nước, da sẫm màu, phản xạ kém với tiếng động là cá bị ký sinh trùng. Sức ăn của cá phụ thuộc: Thời tiết; chế độ trao đổi nước, chất lượng mồi.
– Khi thời tiết xấu trộn Vitamine-C, men tiêu hoá, betaglucan cho cá ăn 3 – 5 ngày.
* Lưu ý: Cho ăn: Đủ số lượng để cá phát triển (nếu thiếu mồi, cá ăn lẫn nhau rất dữ làm hao đầu con); đủ chất lượng để cá khoẻ.
7. Thu hoạch
Chu kỳ vụ nuôi nếu cho ăn cá tạp thường từ 3- 4 tháng.(tính từ cá lồng 5-6). Nếu cho ăn thức ăn viên thời gian nuôi đến thu hoạch là 4-5 tháng. Có con đạt 700-800g nhưng trọng lượng bình quân đạt 400g – 500g, bể 15m2, mật độ 100 con/m2 có thể đạt sản lượng từ 350kg – 650kg (tùy vào kỹ thuật của hộ nuôi)./.