46 người đang online
°

Kỹ thuật trồng keo dậu

Đăng ngày 05 - 05 - 2022
Lượt xem: 2.014
100%

 

1. Đặc điểm

- Keo dậu tên khoa học là Leucaena leucocephala còn có tên khác là táo nhơn, bọ chét, bình linh, keo giun.

- Keo dậu thuộc họ đậu. Cây có thể sinh trưởng trên nhiều loại đất khác nhau, nhưng thích hợp nhất là đất dẽ thoát nước. Cây có khả năng chịu hạn rất tốt.

Có thể dùng làm hàng rào, chắn gió, tạo bóng mát cho cây trồng, dùng làm nọc tiêu, thâm canh năng suất cao cho gia súc gia cầm ăn.

2. Kỹ thuật trồng

- Thời gian trồng : Tốt nhất là đầu mùa mưa

- Xử lý hạt ( ĐÁNH THỨC TRẠNG THÁI NGỦ CỦA HẠT): Khâu này rất quan trọng, vì hạt keo dậu rất cứng, nếu ko đánh thức trạng thái nhủ của nó thì hạt sẻ nãy mầm ko đều. Nên trước khi trồng ta cần xử lý như sau: Ngâm hạt ở nhiệt độ nước 80-90 Độ C trong 5 phút, sau đó vớt ra ngâm lại bằng nước lạnh 1 đêm ( khoảng 8 tiếng) vớt những hạt nỗi ( hạt ko đạt) ra sau đó để ráo rồi đem gieo vào luống rạch sẵn( nếu thâm canh, hoặc trồng hàng rào) , gieo vào bầu nếu trồng xen canh hoặc trồng làm nọc tiêu.

- Lượng hạt khô cần cho mỗi ha khoảng 20 kg

3. Thu hoạch và sử dụng

- Đối với keo dậu trồng thâm canh.

Sau khi trồng cây cao khoảng 1.5m thì ta thu hoạch lứa đầu.

Cắt ngang từ mặt đất lên khoảng 80cm, sau khi thu hoạch cần tưới thường xuyên vài ngày đầu cho keo dậu đâm chồi mới, nếu chăm sóc kỹ thì sau 45 ngày thu hoạch lứa tiếp theo, thu hoạch lứa tiếp theo cần chừa lại 5cm cành mới cho keo dậu tái sinh chồi mới. Một năm cần bón phân chuồng hoai mục 1 lần vào đầu mùa mưa.
            - Đối với keo dậu trồng thâm canh.

Sau khi trồng, khi cây đạt 3-4m thì ta có thể thu hoạch, ko nên thu hoạch sớm quá làm cây còi cọc chậm lớn. Nếu có tưới nước hoặc mùa mưa thì 45 ngày có thể thu hoạch lại, nếu mùa khô thì trên 60 ngày thì mới thu hoạch lại được.
 

a. Thâm canhPhù hợp với diện tích đất nhỏ, có nước tưới và bón phân hàng năm để đạt năng suất cao nhất.

- Chuẩn bị đất:

Cày bừa đất, rạch hàng xâu 20cm, hàng cách hàng 80cm.

- Phân bón :

Sau khi rạch hàng thì bón 1 lớp phân lân hoặc phân chuồng hoai mục và lấp đất chừa lại khoảng 10cm.

- Cách trồng và chăm sóc :

Gieo hạt theo hàng rạch được bón lót sẵn(hàng cách hàng 80cm ban đầu), hạt cách hạt khoảng 5cm vì cần trừ hao, lấp đất sâu khoảng 5 cm.

Sau khi gieo hạt cần tưới giữ ẩm hàng ngày nếu trời ko mưa.

 

b. Trồng xen canh ( Thích hợp làm nọc tiêu, xen canh tạo tán cho những cây trồng ưa bóng râm, làm nọc tiêu, hàng rào…) hoặc điều kiện ít nước tưới và ko bón phân hàng năm.

Chuẩn bị bịch ươm loại (0.5kg), đất được sàn nhỏ, trộn với 1 ít phân chuồng cho vào bịch, gieo mỗi bịch 2 hạt. Sau đó tưới ẩm hàng ngày. Sau 1 tuần kiểm tra xem hạt nãy mầm đều ko? Nếu ko đều ta cần gieo dặm lại.

Khi cây được 45-50 cm thì đem ra trồng vào đất được làm sẵn.

- Chuẩn bị đất:

Sau khi cây ươm trong bịch đạt kích thước phù hợp thì ta chuẩn bị đất như sau, đào hố sâu/rộng/ngang 20cmX20cmX20cm.

Hàng cách hàng tối thiểu 2m, cây cách cây tối thiểu 1m.

- Phân bón :

Bón 1 lớp phân lân hoặc phân chuồng hoai mục như trồng thâm canh nhưng chỉ cần cho 1 lượng đất ít xuống hố đảo đều cùng phân đả bón lót ban đầu.

- Cách trồng và chăm sóc :

Dùng dao cắt đít bọc ươm ( Ko nên xé hẵn, đây là yếu tố quan trọng để tạo bộ rễ sau này và cây khỏi bị chết sau khi trồng) thả xuống hố được đào và bón phân sẵn và lấp đất nén chặt, và sau đó cắm 1 cây tre khoảng 1m, buộc thân cây keo dậu vào, giúp cây lên thẳng, chống xô ngã khi gặp gió hoặc mưa lớn….
            - Tưới nước thường xuyên trong giai đoạn đầu nếu ko mưa, khi cây lớn thì có thể ko cần tưới.

Tin liên quan

Tin mới nhất

Một số sâu bệnh hại trên cây dừa và biện pháp phòng trừ(13/06/2024 4:36 CH)

Công số 155/TTBVTV-KDTV ngày 23/3/2023 của Chi cục Trộng trọ và Bảo vệ thực vật(02/06/2023 3:28 CH)

Kỹ thuật sản xuất cây bắp lai (13/04/2023 3:03 CH)

Kỹ thuật sản xuất cây đậu xanh(13/04/2023 2:59 CH)

Hướng dẫn Các biện pháp kỹ thuật chăm sóc và phòng trừ sinh vật gây hại cây trồng trong điều kiện...(22/12/2022 10:24 SA)