17 người đang online
°

Nghiên cứu đặc điểm tái sinh tự nhiên của cây Lười ươi Scaphium macropodim dưới tán rừng kín thường xanh trên núi thấp tại vùng đệm Vườn quốc gia Phước Bình

Đăng ngày 22 - 08 - 2017
Lượt xem: 226
100%

Rừng kín thường xanh

 

ĐẶT VẤN ĐỀ

Trong vùng đệm Vườn quốc gia (VQG) Phước Bình có cây Lười ươi Scaphium macropodim là loài cây tham gia trong tổ thành rừng hạt rất có giá trị được dùng làm dược liệu, thực phẩm. Thế nhưng do người dân khai thác hạt không hợp lý, nạn cháy rừng đã làm cho phân bố loài cây này ngày càng bị thu hẹp. Để phục hồi loài cây này chúng ta cần tiến hành trồng rừng nhưng thực tế cho thấy trồng rừng chi phí lớn và nhiều rũi ro. Vì vậy, nghiên cứu quá trình tái sinh tự nhiên của cây Lười ươi, phân tích một số nhân tố sinh thái cơ bản ảnh hưởng đến tái sinh tự nhiên của cây Lười ươi là rất cần thiết. Với mục tiêu là tìm hiểu đặc điểm tái sinh của cây Lươi ươi giai đoạn cây mầm và cây con và các nhân tố ảnh hưởng đến tái sinh. Từ đó đề xuất một số biện pháp tác động tạo điều kiện xúc tiến tái sinh tự nhiên nhằm ổn định tài nguyên rừng, bảo tồn đa dạng sinh học và tăng năng xuất hạt, tạo thu nhập cho người dân sống trong VQG.

NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Nội dung: Tìm hiểu sinh thái của cây Lười ươi; Đặc điểm lâm học rừng phân bố; Đặc điểm cây Lười ươi tái sinh giai đoạn cây mầm và cây con. Các nhân tố ảnh hưởng đến tái sinh tự nhiên của cây Lười ươi dưới tán rừng. Đề xuất các biện pháp lâm sinh tạo điều kiện xúc tiến tái sinh tự nhiên, biện pháp bảo tồn cây Lười ươi.

Phương pháp nghiên cứu: Sử dụng phương pháp điều tra nhanh nông thôn (PRA), thông qua phỏng vấn trực tiếp người dân và sử dụng bản đồ để xác định khu vực có phân bố cây Lười ươi. Tiến hành khảo sát thực tế, dùng máy định vị GPS xác định độ cao, độ dốc và tọa độ khu vực nghiên cứu. Quan sát hình thái bên ngoài của cây và chụp ảnh.

-  Đặc điểm lâm học của rừng phân bố cây Lười ươi

            + Xác định trạng thái điển hình, mỗi trạng thái bố trí 3 ô tiêu chuẩn (ôtc). Diện tích ôtc là 2.000 m2 (50 x 40 m). Trong ôtc điều tra các chỉ tiêu:

            Loài cây gỗ, đường kính 1,3 m (D1,3), đối với những cây gỗ có đường kính D1,3 > = 6 cm. Đo chiều cao.

            + Lập ô nghiên cứu cấu trúc của rừng (trắc đồ ngang và trắc đồ dọc), có diện tích 200 m2 (10 x20 m) trong ôtc.

            - Cây Lười ươi tái sinh

             + Trong ôtc lập 40 ô dạng bản (ôdb), diện tích 4m2 (2 x2 m), theo phương pháp hệ thống tuyến cách tuyến 8 m, ô cách ô 5 m. Điều tra các chỉ tiêu: Đo cao cây gỗ tái sinh (với chiều cao H < = 4 m). Xác định hình thức tái sinh (hạt, chồi), phẩm chất cây tái sinh được chia ra 3 cấp: Cây khoẻ, cây yếu và cây nghi ngờ.

            + Xác định phân bố cây tái sinh theo mặt đất:

            Trong ôtc chọn ô có kích thước 400m2 (20 x 20 m). Chia ô này thành 400 ô, mỗi ô có diện tích 1m2, tiến hành thống kê cây tái sinh. Sau đó dựa vào phân bố Poisson để xác định phân bố cây Lười ươi tái sinh theo mặt đất.

            - Các nhân tố ảnh hưởng đến tái sinh của cây Lười ươi

            + Độ tàn che: Được đo đếm theo các dãi vẽ trắc đồ và mục trắc trên các ô dạng bản.  Độ tàn che được phân ra các mức: 0,3 -0,4 ; 0,5-0,6 ; 0,7- 0,8  và > = 0,9. Điều tra phân cấp cây tái sinh theo chiều cao và phẩm chất.         

+ Cây bụi và thảm tươi: Được đo đếm trên các ô dạng bản điển hình dùng để nghiên cứu cây tái sinh và  ảnh hưởng độ tàn che. Chỉ tiêu biểu thị vai trò cây bụi là độ che phủ của tán lá và chiều cao của cây bụi.  Độ che phủ của tán lá chia ra 4 cấp: < = 0,3 ; 0,3 - 0,6 ; 0,7 - 0,8    > = 0,9. Chiều cao cây bụi chia 3 cấp: < = 1m ; 1 –2 m và < = 3 m. Thảm tươi được đánh giá theo phân cấp của Druze gồm: Sp - Un; Cop1; Cop2 ; Cop3 và Soc. Cây tái sinh được thống kê bao gồm những cây cá thể có chiều cao H < = 4 m.

+ Lỗ trống dưới tán rừng: được chia ra 3 cấp: Cấp I < = 100 m2 ; cấp II  101 - 300 m2 và cấp III  301 -500 m2. Cây tái sinh được thống kê như sau, chia lỗ trống thành 2 tuyến vuông gốc với nhau, sau đó trên mỗi tuyến chọn 3 ô để đo cây tái sinh.  Các chỉ tiêu điều tra cây tái sinh là chiều cao và phẩm chất.

+ Khả năng phát tán hạt của cây mẹ: Chọn 20 cây mẹ trong khu vực điều tra.  Thống kê diện tích phân bố cây con dưới các cây mẹ,bằng phương pháp xác định đường kính bình quân của 2 đường kính vuông gốc vòng tròn dưới cây mẹ có phân bố cây Luời ươi tái sinh.

Xử lý số liệu: Xử lý các số liệu tính phân cấp cây tái sinh, phân loại chất lượng cây bằng phần mềm Excel. Sử dụng phương pháp so sánh bằng bảng biểu và đồ thị.

            - Tổ thành loài cây rừng được tính theo 3 tham số là số cây (N); diện ngang thân cây (G) và thể tích thân cây (V). Cấu trúc, diện tích tán được xác định thông qua trắc đồ của Đavis và Richad.

- Tính toán tái sinh rừng: Số cây tái sinh bình quân cho một ô dạng bản theo công thức.  Trong đó:  X :  Số cây trung bình cho 1 ô điều tra, X1, X2 ...Xn là số cây cho từng ô, n : là tổng số ô điều tra.

+ Tính toán mật độ cây tái sinh /ha theo công thức

Trong đó: n là số cây trong ô điều tra, S: là diện tích ô điều tra.

+ Dựa vào phân bố Poisson để mô hình hoá qui luật phân bố số cây tái sinh theo mặt đất.  Trong đó: S2  là phương sai, Xi là số cây của ô, X: Số cây bình quân của một ô và N : là số ô.

Xét tỷ số : W = X/ S2 Nếu  W < 1  phân bố cây tái sinh là đồng đều;  W > 1  phân bố cây tái sinh theo dạng cụm và  W = 1 phân bố cây tái sinh ngẫu nhiên.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

 Đặc điểm phân bố, hình thái: Cây Lười ươi phân bố tại khu vực núi Mắcray tiểu khu 25 vùng đệm VQG Phước Bình. Có độ cao 800 - 1.100 m so với mặt nước biển, tại các ưu hợp Lười ươi - Thị - Bời lời – Trâm;  Lười ươi - Bời lời - Trâm – Cày;  Lười ươi - Giổi - Trâm - Mò cua, chiếm đa số diện tích rừng khảo sát.  Mật độ 940 cây/ ha, 4 loài cây chiếm ưu thế có 530 cây  chiếm 56,4%, 12 loài khác đóng góp 410 cây chiếm 43,6%. Cây Lười ươi tương đối nhiều 320 cây chiếm 34% tổng mật độ cây lớn. Rừng có tiết diện ngang và trữ lượng trung bình. Tương ứng 28,42 m2/ha và 216,4 m3/ha. Qua tính toán độ tàn che bình quân của rừng là 0,7. Thành phần loài tương đối phong phú, tán cây rừng cạnh tranh ánh sáng mạnh với nhau.

 Đặc điểm cây Lười ươi tái sinh: Mật độ cây tái sinh 14.375 cây/ha. Trong thành phần cây tái sinh; cây Lười ươi 4.875 cây chiếm 33,91%, cây mục đích gồm những cây có giá trị: Giổi, Sao, Gõ, Dẻ, Dó trầm, Bời Lời.... là .6.375 cây chiếm 44,35%, các cây khác như Trâm, Cày.........đóng góp 3.125 cây chiếm 21,74%. Trong tổng số 4.875 cây tái sinh/ha. Số cây có chiều cao (H) < = 1m là 2.750, H: từ 1 - < = 2 m là 1.250, H từ: 2 - < = 3 m là 500 và H  > 3 m là 375.  Cây  có chất lượng tốt và trung bình tương đối cao là 3.500 cây chiếm tỷ lệ 71,79%.

Phân bố cây tái sinh của cây Lười ươi trên mặt đất là phân bố cụm. Kiểu phân bố này có mối liên hệ với kiểu cách phát tán quả trong phạm vi hình chiếu tán cây mẹ, sự không đồng nhất của môi trường như sự phát triển mạnh của cây cỏ và cây bụi.Do đặc điểm phân bố cây tái sinh trên mặt đất theo kiểu cụm nên khi khai thác và nuôi dưỡng rừng ta cần xử lý tán rừng, phát dọn cây bụi và thảm tươi để tạo sự phân bố đều.

 Các nhân tố ảnh hưởng đến tái sinh cây Lười ươi:

- Độ tàn che tán cây rừng:  Mật độ tái sinh cây Lười ươi tăng theo độ tàn che từ 0,3 đến > = 0,8, và cao nhất ở tỷ lệ tàn che từ 0,7 – 0,8, và giảm khi độ tàn che > = 0,9. Khi cây có chiều cao H < = 1m, có xu hướng ưa bóng phát triển tốt ở các mức độ tàn che cao như: 0,7 – 0,8 và = 0,9. Cây tái sinh có  H  > 1m, có xu hướng ưa sáng phát triển mạnh ở các độ tàn che thấp như: 0,3 -0,4    0,5 – 0,6.

Cây bụi và thảm tươi:  Mức độ ảnh hưởng của cây bụi đến tái sinh cây Lười ươi của khu vực khảo sát  là rất ít có sự  khác biệt. Độ che phủ của thảm tươi tăng lên kéo theo giảm mật độ tái sinh cây Lười ươi.

 Lỗ trống dưới tán rừng:          Các lỗ trống hình thành dưới tán rừng do sự đổ gãy của cây già, khai thác chọn, gió bão hoặc cháy rừng. Khi kích thước lỗ trống tăng từ < = 100 đến 500 m2, thì tương ứng mật độ cây tái sinh Lười ươi giảm dần. Trong các lỗ trống cây tái sinh Lười ươi có mặt ở mọi cấp chiều cao, trong đó lỗ trống càng nhỏ thì lượng cây mạ càng nhiều. Tái sinh cây Lười ươi tốt nhất ở lỗ trống có diện tích < = 100 m2 .

Khả năng phát tán hạt giống của cây mẹ: Diện tích phát tán hạt của cây mẹ bình quân S = 70 m2/ cây. Qua đó xác định mật độ cây mẹ thích hợp cho tái sinh cây Lười ươi là 145 cây/ha. So với  lượng cây mẹ hiện có 105 cây/ha, cần bổ sung 40 cây mẹ từ những cây gần trưởng thành có sẳn trong rừng.     

ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP XÚC TIẾN TÁI SINH, BẢO TỒN CÂY LƯỜI ƯƠI

Từ những kết quả nghiên cứu trên, có thể đề xuất một số biện phát xử lý rừng như sau: Cây mạ và cây mầm Lười ươi tái sinh mạnh dưới độ tàn che cao: 0,7 – 0,8  và lỗ trống có diện tích < = 100 m2. Sau đó, khi cây đạt chiều cao H > 1m chúng lại cần độ tàn che thấp: 0,3 – 0,6. Vì thế, có thể  khai thác chọn cây gỗ với cường độ thấp (khoảng dưới 15% trữ lượng/năm). Chăm sóc những cây Lười ươi gần trưởng thành để bổ sung cây mẹ gieo giống. Cần có những biện pháp quản lý, bảo vệ chặt chẽ việc thu hái hạt cây Lười ươi của người dân trong vùng đệm, nghiêm cấm việc chặt hạ cây để thu hái hạt. Nên phát triển diện tích rừng này thành khu bảo tồn nội vi cho loài cây Lười ươi và dùng làm mô hình nghiên cứu, tham quan cho các cơ quan và các tổ chức có nhu cầu nghiên cứu về cây Lười ươi, và là nơi cung cấp hạt giống cho công tác trồng rừng trong VQG và vùng đệm. Thực hiện bảo tồn chuyển vị loài Lươi ươi bằng phương pháp di dời cây vào Vườn sưu tập thực vật VQG.

Tin liên quan

Tin mới nhất

Kỹ thuật trồng cây lâm nghiệp trên đất khô hạn ven biển miền Trung(11/03/2016 12:16 CH)

Kỹ thuật chữa cháy rừng(26/06/2012 12:09 CH)