19 người đang online
°

Qui trình sử dụng nấm Trichoderma trong chế biến phân hữu cơ vi sinh

Đăng ngày 11 - 03 - 2022
Lượt xem: 3.170
100%

 

Hiện nay trong sản xuất nông nghiệp đã sử dụng phân hữu cơ rất phổ biến. Phân hữu cơ làm đất tơi xốp, cây trồng dễ hấp thụ, an toàn khi sử dụng, giảm thiểu ô nhiễm môi trường do hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Nguồn cung cấp phân hữu cơ là các loại phân có gốc động vật như: phân gia súc, phân xanh, rác, phụ phế phẩm nông nghiệp,…

Tuy nhiên, để đạt hiệu quả kinh tế cao, phân hữu cơ trước khi sử dụng phải được ủ hoai nếu không sẽ có tác dụng ngược lại vì phân tươi còn có những vi sinh vật gây hại làm ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển của cây trồng. Hơn nữa, hạt cỏ dại còn sống, sau đó nảy mầm và cạnh tranh dinh dưỡng với cây trồng. Để tăng cường hệ vi sinh vật có lợi trong phân và giảm thiểu vi sinh vật có hại trong đất, khi ủ phân cần bổ sung men vi sinh Trichoderma.

 

Tác dụng của Trichoderma

+ Ngăn ngừa rất tốt các bệnh thối rễ, lở cổ rễ, thối thân, . . . cho tất cả các loại cây trồng.

+ Hiệu quả cao trong việc phòng ngừa các loại bệnh do tuyến trùng hại rễ.

+ Đặc biệt còn tăng cường các vi sinh vật có ích và giảm thiểu các vi sinh vật gây hại như nấm: Rhizoctonia, Fusarium, Phytophtora, . . . Ngoài ra, Trichoderma còn phân hủy nhanh các chất xơ thành các chất hữu cơ cung cấp dinh dưỡng và tăng cường đề kháng cho cây trồng.

3.3.1. Nguyên liệu ủ 01 tấn phân thành phẩm

- Phân chuồng (phân heo, trâu, bò, dê, cừu, . . .): 500kg

- Bã thực vật (đã phơi héo) gồm: bã bùn mía, bã mía, xơ dừa, vỏ đậu, rơm rạ, thân cây bắp,… tốt nhất là các cây họ đậu, bèo lục bình: 500kg. 

- Men vi sinh vật Trichoderma: 2 - 4kg/tấn (tùy thuộc số lượng bào tử nấm)

- Super lân: 30kg

- Phân urê: 2kg

- Nước: 150 - 200 lít (tùy chất độn)

- Màng (bạt) phủ PE: 1 tấm (khoảng 4x4m)

3.3.2. Kỹ thuật ủ phân

* Chuẩn bị:

- Xác bã thực vật đã được làm ẩm.

- Trichoderma được hòa vào nước cùng với ure.

* Thực hiện:

- Xếp xác bã thực vật thành lớp khoảng 20 cm, tiếp theo rải phân chuồng khoảng 5-10 cm, sau đó rải đều phân lân và tưới Trichoderma cộng với urê lên. Tiếp tục xếp lớp (khoảng 5 lớp) đến khi đống ủ đạt chiều cao 1,2-1,5 m.

Chú ý: sau mỗi lớp dùng chân đạp để đống ủ được nén dẽ. Tưới nước vừa đủ ẩm (nắm chặt tay vừa rịn nước).

- Dùng bạt nhựa phủ và chèn kỹ đống ủ để giữ ẩm, hạn chế mất đạm trong quá trình lên men vi sinh. Trong mùa mưa nên đánh rãnh xung quanh đống ủ để thoát nước.

Chú ý: nhiệt độ không khí càng cao, thời gian ủ càng ngắn. Ngược lại không khí lạnh và nước nhiều phân chậm phân hủy.

Sau thời gian ủ khoảng 7-10 ngày, nhiệt độ trong phân tăng dần lên khoảng 40-500C. Nhiệt độ tăng cao nhất tại thời điểm ủ đạt đủ độ ẩm sau 25- 30 ngày, có thể tăng đến 50-600C                                                                                                                          

 Lúc này phân cần được đảo trộn để tăng cường hoạt động của men vi sinh. Khi đảo trộn nếu thấy phân khô cần bổ sung thêm nước để đạt độ ẩm 50-60% là tốt (nắm chặt tay vừa rịn nước là được). Sau 50- 60 ngày, nhiệt độ giảm dần xuống 300C. Khi đó phân đã hoai, khối lượng giảm hơn so với lúc ban đầu.

Sau khi ủ phân, tất cả nhiên liệu đã hoai, phân tơi xốp, chuyển sang màu nâu sẫm, không còn mùi hôi, không nóng, có thể sử dụng như phân hữu cơ vi sinh thích hợp cho tất cả các loại rau màu, cây trồng.

Phân có thể sử dụng chung với phân khoáng vô cơ. Tuyệt đối không trộn trực tiếp với vôi bột vì vôi làm hủy diệt hệ lên men vi sinh.

Mỗi mét khối đống phân đã ủ hoai mục dùng bón cho 300-500 m2 lúa, rau, màu hoặc 10-20 cây ăn trái trưởng thành.

Tin liên quan

Tin mới nhất

Một số sâu bệnh hại trên cây dừa và biện pháp phòng trừ(13/06/2024 4:36 CH)

Công số 155/TTBVTV-KDTV ngày 23/3/2023 của Chi cục Trộng trọ và Bảo vệ thực vật(02/06/2023 3:28 CH)

Kỹ thuật sản xuất cây bắp lai (13/04/2023 3:03 CH)

Kỹ thuật sản xuất cây đậu xanh(13/04/2023 2:59 CH)

Hướng dẫn Các biện pháp kỹ thuật chăm sóc và phòng trừ sinh vật gây hại cây trồng trong điều kiện...(22/12/2022 10:24 SA)