32 người đang online
°

Giải pháp chống sốc nhiệt cho vật nuôi

Đăng ngày 01 - 06 - 2020
Lượt xem: 613
100%

Chuồng nuôi dê làm dưới bóng râm xung quanh trồng cỏ bổ sung thức ăn

 

Nắng nóng kéo dài là yếu tố gây bất lợi cho sinh trưởng và phát triển của vật nuôi. Chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống nóng, giảm nhiệt luôn là yếu tố cần thiết trong quá trình chăn nuôi.

Cải tiến kỹ thuật nuôi

Trong những ngày nắng nóng, hạn hán kéo dài, việc tìm ra những giải pháp cải tiến kỹ thuật nuôi là vô cùng quan trọng. Với mỗi loại vật nuôi khác nhau sẽ có những giải pháp phòng chống nóng khác nhau; Trong đó, có một số phương pháp chống nóng hiệu quả khuyến cáo và được nhiều hộ nuôi áp dụng như sau:

Với gia cầm: Chuồng trại nên xây dựng thoáng mát, theo hướng đông nam, khoảng cách giữa các chuồng tối thiểu 20 m nhằm đảm bảo sự thông thoáng và cách ly. Mái chuồng nên lợp ngói, tranh hoặc dùng lá cây, phên, mái phản chiếu che chuồng mái hoặc dùng tấm chống nóng dưới mái, bốc hơi làm lạnh hoặc phun sương, phun nước lên mái chuồng. Trong chuồng lặp đặt hệ thống thông gió, xung quanh chuồng trồng cây bóng mát để hạ bớt nhiệt. Đường ống dẫn nước và bể nước được che mát hoặc chôn sâu để giữ cho nước càng mát càng tốt. Nên sử dụng đệm lót sinh học nhằm giảm nhiệt độ và tránh ô nhiễm chuồng nuôi. Mật độ nuôi phải đảm bảo kỹ thuật. Nếu quá nóng có thể giảm mật độ nuôi, thả gà ra góc vườn, gốc cây quanh chuồng. Đồng thời, hạn chế vận chuyển gia cầm trong thời gian này.

Với gia súc: Về chuồng trại, cần có các biện pháp cải thiện nhiệt độ chuồng nuôi như ở chuồng trại gia cầm. Mật độ nuôi vừa phải, đảm bảo độ thông thoáng. Khi vận chuyển gia súc tốt nhất vào lúc trời mát, có mái che, đặc biệt nên thêm đá lạnh vào thùng xe để làm mát gia súc khi vận chuyển. Vào mùa hè cần có chế độ quản lý thích hợp, không chăn thả và làm việc ngoài trời nắng gắt trong thời gian lâu. Buổi sáng đi chăn thả sớm: 6 giờ thả, 9 giờ về; buổi chiều chăn thả muộn: 4 giờ thả, 6 giờ về chuồng. Nên cột ở những nơi có cây xanh bóng mát. Nên tắm cho trâu bò, heo1 - 2 lần/ngày và định kỳ vệ sinh thân thể, phòng chống các bệnh ngoài da. Cung cấp đủ nước mát sạch và tăng máng uống, tăng khả năng uống nước cho gia súc, giúp gia súc giảm nhiệt cơ thể. Không để gia súc làm việc nặng hay làm việc quá lâu trong điều kiện thời tiết nắng nóng.

            Chủ động cập nhật thông tin dự báo

Người nuôi cần chủ động cập nhật các thông tin dự báo thời tiết, bản tin nông vụ, dự báo và các khuyến cáo từ các nhà khoa học, ngành chức năng  là việc làm vô cùng bức thiết trong điều kiện hiện nay. Từ các bản tin, người nuôi có được thông tin nhanh nhất và xác thực kịp thời ở từng địa phương, từ đó có thể chủ động lên kế hoạch cụ thể về che chắn chuồng trại, chủ động dự trữ nguồn thức ăn nước uống, kiểm tra hệ thống điện trong chuồng nuôi, kịp thời đối phó với những cơn giông, lốc và những trận mưa lớn đột xuất trong ngày. Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng, thiệt hại sẽ được giảm nhẹ thông qua các biện pháp dự báo hiệu quả, kịp thời, từ đó tránh được những tổn thất không đáng có cho các hộ chăn nuôi.

            Bổ sung dinh dưỡng và tiêm phòng cho vật nuôi

Để vật nuôi được khỏe mạnh, tăng sức đề kháng trong thời tiết nắng nóng, người nuôi cần chủ động tích cực tiến hành các biện pháp bổ sung dinh dưỡng cho vật nuôi. Cần đảm bảo đầy đủ lượng nước uống và dùng chất điện giải cho con vật uống hàng ngày. Dùng chất điện giải như Han-Lytevit C, B-Complex… vừa bổ sung các loại vitamin và khoáng chất làm tăng sức để kháng cho con vật. Thiết kế hệ thống nước uống tự động để con vật uống tự do không bị hạn chế. Với trâu bò khi thấy con vật mệt mỏi do nắng nóng có thể dùng bột sắn, nước lá rau má, diếp cá để hòa nước cho con vật uống. Những ngày nắng nóng, nên giảm khẩu phần ăn về buổi trưa; tăng vào chiếu mát, sáng sớm và đêm. Riêng trâu bò cần tăng lượng thức ăn thô xanh, giảm thức ăn tinh trong ngày.

Ngoài những biện pháp chống nóng cho vật nuôi, cách tốt nhất để đảm bảo năng suất chất lượng là chủ động tiêm vaccine phòng bệnh đầy đủ cho vật nuôi. Người chăn nuôi nên theo dõi chặt chẽ tình trạng sức khỏe gia súc, gia cầm để sớm phát hiện các dấu hiệu khác thường và báo cán bộ thú y để được tư vấn điều trị.

Tin liên quan

Tin mới nhất

Kỹ thuật chăn nuôi heo đen (16/11/2022 9:30 SA)

Phòng bệnh trong chăn nuôi dê(04/10/2022 9:27 SA)

Một số bệnh thường gặp trên lươn nuôi thương phẩm (21/02/2022 3:28 CH)

Quy trình kỷ thuật thụ tinh nhân tạo cho dê, cừu bằng tinh cọng rạ(27/10/2021 7:11 CH)

Qui trình ủ rơm với urea làm thức ăn cho gia súc(08/09/2021 7:08 CH)