Tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm các tháng đầu năm 2023

Năm 2022, tình hình kinh tế-xã hội nói chung và ngành chăn nuôi nói riêng gặp nhiều khó khăn do tác động chiền tranh của Nga và Ukraina làm giá thức ăn chăn nuôi tăng cao, dịch bệnh còn diễn biến khó lường, giá sản phẩm chăn nuôi biến động giảm. Tuy nhiên, được sự chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục Chăn nuôi và Thú y đã phối hợp Ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh động vật các huyện, thành phố, các hộ chăn nuôi nêu cao tinh thần trách nhiệm, quyết tâm, chủ động, quyết liệt, đồng bộ trong công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc gia cầm, nhất là các loại dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm (như CGC, LMLM, DTLCP, VDNC trên trâu bò và bệnh Dại chó mèo) đã được kiểm soát tại địa phương trên địa bàn tỉnh.

Mặc dù, từ đầu năm 2023 đến nay, tình hình dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trên gia súc, gia cầm (bệnh LMLM, Tai xanh, Cúm gia cầm, DTLCP, VDNC trên trâu bò, Dại chó mèo) trong tầm kiểm soát, không xảy ra. Tuy nhiên, các hoạt động buôn bán, vận chuyển, giết mổ động vật tăng cao để phục vụ nhu cầu thực phẩm trong các dịp lễ hội, Tết Nguyên đán Quiý Mão 2023; điều kiện thời tiết gió mùa Đông Bắc bất lợi cho gia súc, gia cầm. Vì vậy nguy cơ dịch bệnh có thể xâm nhập, phát sinh, gây bệnh cho vật nuôi thời gian tới là rất cao.

Tiếp tục thực hiện  thắng  lợi mục  tiêu, các chỉ tiêu,  nhiệm  vụ mà  Nghị quyết Đại hội Đảng  bộ tỉnh lần thứ XIV đề ra trong bối cảnh nhiều thuận lợi và khó khăn, thách thức mới đan xen. Trong đó, có nhiệm vụ phát triển chăn nuôi, phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm. Với tinh thần đó, để chủ động phòng, chống các loại dịch bệnh nguy hiểm cho vật nuôi. Chi cục Chăn nuôi và Thú y đã tham mưu Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn trình Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch số 4897/KH-UBND ngày 09/11/2022 Phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản năm 2023 trên địa bàn tỉnh và phối hợp các Sở ngành liêm quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tập trung triển khai đồng bộ các giải pháp phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm  theo chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Cục Thú y,  Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại các Kế hoạch nêu trên và các Văn bản chỉ đạo (nhất là chỉ đạo của Cục Thú y tại Văn bản số 147/TY-DT ngày 31/01/2023 V/v  tăng cường công tác phòng, chống và báo cáo dịch bệnh động vật).

 - Theo đó, Trạm Chăn nuôi và Thú y các huyện, thành phố phối hợp với các phòng, ban, xã phường, thị trấn và các đơn vị có liên quan tập trung thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm trên địa bàn quả lý như sau:

1. Rà soát, tổ chức tiêm vắc xin phòng các bệnh, đặc biệt đối với các bệnh
nguy hiểm trên vật nuôi (như: CGC, LMLM, Tai xanh, VDNC, Dại...), đặc biệt lưu ý đàn vật nuôi tại các khu vực có nguy cơ cao, vật nuôi đã được tiêm vắc xin nhưng đã hết hoặc sắp hết thời gian miễn dịch, bảo đảm tỷ lệ đạt trên 80% tổng đàn (trên 70% đối với bệnh Dại) tại thời điểm tiêm vắc xin; tổ chức tiêm vắc xin phòng bệnh DTLCP theo chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và PTNT, hướng dẫn của Cục Thú y.

2. Tăng cường giám sát dịch bệnh trên vật nuôi để phát hiện sớm, kịp thời
cảnh báo, xử lý dứt điểm khi dịch bệnh mới được phát hiện; xử lý nghiêm các trường hợp không báo cáo dịch bệnh, bán chạy, giết mổ động vật mắc bệnh, động vật nghi mắc bệnh, vứt xác động vật ra môi trường dẫn đến lây lan dịch bệnh.

3. Tổ chức thông tin, tuyên truyền đối với người chăn nuôi và cộng đồng về
nguy cơ, tác hại của dịch bệnh nguy hiểm trên vật nuôi (như: CGC, DTLCP, LMLM, VDNC, Dại,…); hướng dẫn người chăn nuôi thực hiện các biện pháp phòng bệnh như vệ sinh tiêu độc khử trùng, chăn nuôi an toàn sinh học, tiêm vắc xin đầy đủ để phòng các bệnh nguy hiểm cho đàn vật nuôi.

4. Tăng cường công tác quản lý kiểm dịch, kiểm soát vận chuyển động vật, sản phẩm động vật, kiểm soát giết mổ động vật; đặc biệt tổ chức ngăn chặn và xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển động vật, sản phẩm động vật trái phép

5. Hướng dẫn người chăn nuôi chủ động thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng dịch là chính; áp dụng nghiêm các biện pháp kỹ thuật chăn nuôi an toàn sinh học, thực hiện chăn nuôi tốt, vệ sinh, sát trùng phòng bệnh; bổ sung chất dinh dưỡng, khoáng chất để tăng sức đề kháng cho cho đàn vật nuôi;

Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố thành lập Đoàn kiểm tra đi kiểm tra an toàn thực phẩm trong những tháng cuối năm, dịp tết Nguyên đán Quý Mão 2023 tại các địa phương mhẳm đảm bảo nguồn thực phẩm phục vụ cho người dân  đảm bảo chất lượng, bình ổn giá, an toàn.

Nguồn: Nguyễn Điều-Chi cục Chăn nuôi và Thú y