Hạt chuối hột cô đơn xã Phước Bình, huyện Bác Ái, vị thuốc quý của người Raglai.
Xen lẫn trong đại ngàn Vườn quốc gia Phước Bình, xã Phước Bình, huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận, có loại cây kỳ lạ mang tên Chuối cô đơn.
Từ khi nẩy mầm đến trổ buồng nhất định không chịu đẻ con, đến khi quả chín căng mọng, cây mẹ tự rủ mình héo úa kết thúc cuộc đời cô quạnh. Hạt chuối rơi xuống đất nẩy mầm thành cây con. Người Raglai nơi đây đem hạt chuối cô đơn sao vàng ngâm với rượi gạo thành thức uống vừa ngon, bổ dưỡng và có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe.
Khi Vườn quốc gia được thành lập từ năm 2006, Người dân tộc Raglai chuyển xuống xung quanh vườn quốc gia sinh sống và phát triển giống cây quý hiếm này. Theo nghiên cứu của Trung tâm Sâm và Dược liệu thành phố Hồ chí Minh, hạt chuối cô đơn Phước Bình, chứa nhiều hợp chất như Saponin, coumarin, flavonoid…., có công dụng kháng viên, kháng ôxy hóa, giảm đau, giúp ngăn ngừa ung thư, hỗ trợ các bệnh lý về rối loạn lo âu, cung cấp nhiều dưỡng chất cho hệ thần kinh của người sử dụng.
Nhận thấy giá trị y học và giá trị kinh tế của chuối hột cô đơn. Hợp tác xã sản xuất kinh doanh Nông sản Chất lượng an toàn thực phẩm Phước Bình (HTX Phước Bình) đã đầu tư vào trồng trên diện rộng với hy vọng xây dựng sản phẩm đặc trưng của địa phương Phước Bình và tăng thu nhập cho bà con người đồng bào trên địa bàn xã, tạo thu nhập, giúp bà con có một hướng mới phát triển kinh tế nông nghiệp, hạn chế việc phá rừng và khai khác các sản vật từ rừng.
Sau khi hái quả chín đem về, bà con tiến hành gia công, tách hạt rồi rửa sạch, phơi khô, sấy khô tạo nên sản phẩm hạt chuối cô đơn Phước Bình đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Đặc biệt, rượi ngâm từ hạt chuối cô đơn là thức rượi độc đáo với hương vị riêng, khó trộn lẫn. Hạt chuối cô đơn Phước Bình- vị thuốc quý của người Raglai.
Nguồn: Nguyễn Xuân Hào-Trung tâm Khuyến nông