80 người đang online
°

Thông báo sâu bệnh số 30 (Từ ngày 25/7/2022-31/7/2022)

Đăng ngày 31 - 07 - 2022
Lượt xem: 62
100%

 

I. TÌNH HÌNH THỜI TIẾT VÀ SINH TRƯỞNG CÂY TRỒNG

1. Thời tiết

Nhiệt độ thấp nhất trung bình: 300C;

Nhiệt độ cao nhất trung bình: 360C;

Độ ẩm trung bình từ: 80 - 85%.

2. Cây trồng và giai đoạn sinh trưởng

a) Cây lúa: đã gieo: 15.747,7 ha/15.729,9 ha

- Trà sớm gieo 803     ha; chắc chín 441 ha, thu hoạch 362 ha (NS: 50 tạ/ha).

- Trà chính vụ: 14.944,7 ha, giai đoạn làm đòng-vào chắc.

b) Cây trồng khác:

- Cây bắp: 3.688,8 ha, GĐST: loa kèn-trổ cờ-trái.

- Khoai các loại: 64,9 ha, GĐST: PTTL-tạo củ.

- Cây Mì: 3.998 ha, GĐST: PTTL.

- Cây Mía: 1.838,5 ha, GĐST: đẻ nhánh.

- Cây đậu phộng: 403 ha, GĐST: PTTL - ra hoa - đậu quả.

- Cây rau các loại: 2.969 ha, GĐST: nhiều giai đoạn.

- Đậu các loại: 1.519,3 ha, GĐST: nhiều giai đoạn.

- Cây Nho: 1.129 ha, GĐST: Cắt cành - trái chín TH.

- Cây Táo: 1.017 ha, GĐST: Ra bông - mang trái – TH.

- Cây hàng năm khác: 1.915 ha, GĐST: nhiều giai đoạn.

II. NHẬN XÉT TÌNH HÌNH SINH VẬT GÂY HẠI 7 NGÀY QUA

1. Cây Lúa:

- Bệnh đạo ôn gây hại trên diện tích 44 ha giai đoạn làm đòng - trổ (tỷ lệ 5-10%) tại huyện Ninh Sơn và thành phố Phan Rang - Tháp Chàm.

- Bệnh lem lép hạt gây hại trên diện tích 82 ha giai đoạn trổ - chín (tỷ lệ 5-6%) phân bố tại huyện Ninh Sơn và Thuận Bắc.

- Nhện gié gây hại trên diện tích 07 ha giai đoạn làm đòng - trổ (tỷ lệ 10%) phân bố tại huyện Ninh Sơn.

2. Cây Bắp: Sâu keo mùa thu gây hại trên diện tích 02 ha giai đoạn loa kèn (tỷ lệ 5-7%) phân bố tại huyện Bác Ái.

3. Cây Sắn: Bệnh Khảm lá gây hại trên diện tích 12 ha giai đoạn PTTL (tỷ lệ 5-10%) phân bố tại huyện Bác Ái.

4. Cây Nho:

- Bọ trĩ gây hại trên diện tích 10 ha (tỷ lệ 5-10 %), phân bố tại huyện Ninh Hải.

- Mốc sương gây hại trên diện tích 14 ha (tỷ lệ 5-10%), phân bố tại huyện Ninh Sơn, Ninh Hải và thành phố Phan Rang - Tháp Chàm.

5. Rau - đậu các loại: Bệnh thối nhũn/nha đam gây hại 02 ha (tỷ lệ 3-5%) tại thành phố Phan Rang - Tháp Chàm.

6. Cây Táo: Sinh vật gây hại không đáng kể.

Nhìn chung, trong tuần sinh vật gây hại phát sinh, gây hại ở mức độ nhẹ nông dân đã chủ động phòng trừ theo hướng dẫn của cán bộ bảo vệ thực vật địa phương.

 III. DỰ KIẾN TÌNH HÌNH SINH VẬT GÂY HẠI TRONG THỜI GIAN TỚI

- Cây Lúa: Lưu ý đối tượng đạo ôn, sâu đục thân, lem lép hạt... gây hại giai đoạn làm đòng – vào chắc.

- Cây Bắp: Tiếp tục theo dõi sâu keo mùa thu gây hại.

- Cây Táo: Lưu ý đối tượng sâu đục trái, ruồi đục trái phát sinh gây hại ở giai đoạn mang trái - thu hoạch.

- Cây Nho: Bọ trĩ, bệnh mốc sương và thán thư tiếp tục gây hại giai đoạn cắt cành đến mang trái.

- Cây Mì: Tiếp tục theo dõi bệnh Khảm lá gây hại.

- Cây Rau, đậu các loại: Tiếp tục theo dõi SVGH gây hại.

IV. ĐỀ NGHỊ BIỆN PHÁP XỬ LÝ VÀ CÁC CHỦ TRƯƠNG CẦN THIẾT

Thực hiện công văn số 234/TTBVTV-BVTV ngày 29/4/2022 về việc “Hướng dẫn thực hiện công tác Bảo vệ thực vật vụ Hè Thu 2022”.

Tin liên quan

Tin mới nhất

Thông báo sâu bệnh số 10(Từ ngày 26/02/2024-03/03/2024)(03/03/2024 3:22 CH)

Thông báo sâu bệnh số 09(Từ ngày 19/02/2024-25/02/2024)(25/02/2024 3:19 CH)

Thông báo sâu bệnh số 08(Từ ngày 12/02/2024-18/02/2024)(18/02/2024 2:50 CH)

Thông báo sâu bệnh số 07(Từ ngày 05/02/2024-11/02/2024)(11/02/2024 2:48 CH)

Thông báo sâu bệnh số 06 (Từ ngày 29/01/2024-04/02/2024)(04/02/2024 2:45 CH)