116 người đang online
°

Kết quả tiêm phòng gia súc, gia cầm đợt 1 năm 2022

Đăng ngày 01 - 08 - 2022
Lượt xem: 507
100%

 

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và PTNBT, Cục Thú y về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm năm 2022 tại các văn bản và UBND tỉnh Ninh Thuận tại Kế hoạch số 7020/KH-UBND ngày 27/12/2021 Phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn và thủy sản năm 2022); căn cứ Thông tư số 07/TT-BNNPTNT ngày 31/5/2016 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Kế hoạch số 68/KH-SNNPTNT ngày 09/4/2022 Tiêm phòng gia súc, gia cầm đợt 1 năm 2022 trên địa bàn tỉnh với chỉ tiêu tiêm phòng vắc xin đạt 80% tổng đàn gia súc, gia cầm 70% tổng đàn chó mèo nuôi trên địa bàn tỉnh. Với mục đích tạo miễn dịch chủ động cho đàn gia súc, gia cầm có khả năng đề kháng với các bệnh bệnh truyền nhiễm thường xảy ra, bảo đảm cho sản xuất chăn nuôi, phát triển ổn định và bền vững trên địa bàn tỉnh và nâng cao trách nhiệm của chính quyền địa phương, các ban ngành và nhận thức của người chăn nuôi trong công tác phòng, chống dịch bệnh, góp phần đảm bảo an toàn dịch bệnh, bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm, kiểm soát được bệnh Dại trên đàn chó, mèo nuôi, góp phần bảo vệ sức khỏe cho cộng đồng, nâng cao thu nhập, phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh.

Qua thời gian triển khai tiêm phòng gia súc, gia cầm theo Kế hoạch của Sở Nông nghiệp và PTNT, Kế hoạch của UBND các huyện, thành phố. Đến nay đã kết thúc tiêm phòng đợt 1/2022, kết quả đạt được như sau:   

1) Đàn trâu, bò: Tiêm phòng LMLM dược 76.169con/91.850 con, đạt 82,93% kế hoạch diện tiêm;  Tụ huyết trùng 41.295 con/91.850 con, đạt 44,96% kế hoạch diện tiêm; VDNC đạt 5,04% kế hoạch.

2) Đàn heo: Tiêm phòng vắc xin LMLM đạt 93,97% kế hoạch (chủ yếu thực hiện trong các trang trại nuôi gia công cho các Công ty CP, CJ trên địa bàn các huyện); Dịch tả lợn cổ điển 152.640 con/132.200 con, đạt 115,46% kế hoạch , Tụ huyết trùng đạt 77,44% kế hoạch

3) Đàn dê, cừu: Khuyến khích người chăn nuôi chủ động mua vắc xin Tụ huyết trùng, LMLM tiêm phòng cho đàn dê, cừu nuôi, với số lượng tiêm phòng là 187.200 con/234.645 con tổng đàn (trong đó: đàn dê 102.200 con, đàn cừu: 85.000 con). Kết quả tiêm phòng vắc xin Tụ huyết trùng đạt 70,42% kế hoạch diện tiêm.

4) Đàn gia cầm: Tiêm phòng vắc xin Cúm gia cầm (thể độc lực cao), khuyến cáo sử dụng vắc xin Navet- fluvac 2 để phòng bệnh Cúm gia cầm cho cả vi rút Cúm A/H5N1và vi rút CúmA/H5N6 và A/H5N8 gây ra. Kết quả tiêm Cúm gia cầm trên gà 868.725con/959.400con đạt 90,55% kế hoạch, Niu-cát-xơn đạt 88,51% kế hoạch; Cúm gia cầm trên vịt là 584.136 con/543.400 con, đạt 107,5% kế hoạch, dịch tả vịt đạt 105,73% kế hoạch

5) Tiêm phòng vắc xin dại cho đàn chó, mèo: Phấn đấu trên 70% đàn chó, mèo (33.400 con/47.705 con tổng đàn) đã hết thời gian miễn dịch, mới nuôi, đảm bảo tối thiếu nhất 1 lần/năm. Kết quả chỉ đạt 30,57% kế hoạch (10.210 con/33.400 con.

Nhìn chung kết quả tiêm phòng vắc xin đợt 1/2022 trên đàn gia súc, gia cầm
một số loại vắc xin chưa đạt tỷ lệ theo kế hoạch, nhất là các loại vắc xin người chăn nuôi tự lo kinh phí tiêm phòng như: tụ huyết trùng trâu bò, dê, cừu. Quá trình tiêm phòng có một số thuận lợi, khó khăn nhất định.

- Về thuận lợi: Công tác tiêm phòng luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo của BCĐ các huyện, thành phố và sự phối hợp của UBND cấp xã trong quá trình triển khai, thực hiện tiêm phòng gia súc, gia cầm đợt 1/2022 tại các địa phương; Công tác thông tin, tuyên truyền tại các địa phương thường xuyên được phổ biến trên loa đài phát thanh địa phương góp phần nâng cao ý thức của người dân trong công tác tiêm phòng để phòng chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm; Các hộ chăn nuôi quy mô trang trại đã nhận thức và chủ động tiêm phòng vắc xin cho đàn vật nuôi của mình để phòng ngừa dịch bệnh; Kinh phí từ ngân sách nhà nước đã hỗ trợ 74.000 liều vắc xin LMLM và 1.126.400 liều vắc xin Cúm gia cầm cho các địa phương để tiêm phòng cho các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ; ưu tiên tiêm phòng vắc xin LMLM cho đàn trâu, bò của các xã thuộc vùng khó khăn thuộc khu vực III, II, I thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025; các hộ chăn nuôi thuộc các chương trình dự án hỗ trợ; hộ gia đình chính sách, có công, hộ nghèo, cận nghèo và hộ nhỏ lẻ tại các xã thuộc vùng có nguy cơ cao đối với bệnh LMLM.

- Khó khăn: Quá trình tiêm phòng có một số khó khăn như sau:

Một số xã, phường, thị trấn cán bộ phụ trách nông nghiệp không có chuyên môn về thú y, kiêm nhiệm nhiều nhiệm vụ nên thiều lực lượng tham gia công tác tiêm phòng, cán bộ phụ trách thú y thay đổi liên tục, nên gây khó khăn trong phối hợp công việc; một số hộ chăn nuôi nhận thức về phòng chống dịch bệnh còn hạn chế nhất định, nên không hợp tác trong công tác tiêm phòng, nhất là những vùng có điều kiện kinh tế khó khăn, vùng dân tộc miền núi chăn thả gia súc trên nương rẫy, núi cao, gây khó khăn trong tiêm phòng, tỷ lê tiêm phòng đạt rất thấp. Một số huyện hỗ trợ chi trả công tiêm phòng vắc xin LMLM cho lực lượng tham gia tiêm phòng ở các vùng khó khăn, vùng núi, đồng bào dân tộc từ năm 2021 đến nay vẫn chưa được thanh toán, nên các xã gặp khó khăn trong việc thuê thú y tiêm phòng. Mặt khác, công tác kê khai chăn nuôi tại một số địa phương chưa triển khai, gây khó khăn trong việc xây dựng kế hoạch chỉ tiêu và triển khai tiêm phòng cho phù hợp theo từng địa phương.

Đẻ tiếp tục tạo miễm dịch chủ động cho đàn vật nuôi, sau kết thúc tiêm phòng đợt 1/2022, UBND các huyện, thành phố chỉ đạo các phòng, trạm liên quan phối hợp UBND cấp xã tiếp tục tiêm phòng bổ sung cho đàn gia súc, gia cầm mới phát sinh, tái đàn; gia súc chưa được tiêm phòng trong đợt 1/2022 thực hiện kê khai chăn nuôi trong quý 3/2022 để chuẩn bị cho việc xây dựng kế hoạch tiêm phòng đợt 2/2022 tại các địa phương./.  

Tin liên quan

Tin mới nhất

Tiêm phòng đàn gia súc, gia cầm đợt 1 năm 2024 trên địa bàn tỉnh(03/04/2024 4:01 CH)

Lão nông thành công với mô hình nông nghiệp tuần hoàn(25/03/2024 10:21 SA)

Bảo vệ đàn gia súc trong giai đoạn mùa khô hạn năm 2024(25/03/2024 10:13 SA)

Triển khai tháng vệ sinh tiêu độc môi trường chăn nuôi đợt 1 năm 2024 trên địa bàn tỉnh(07/03/2024 8:57 SA)

Giám sát lưu hành vi rút Dịch tả lợn Châu trên địa bàn Ninh Thuận năm 2023(18/12/2023 3:40 CH)