44 người đang online
°

Xã Phước Hậu – Nông dân tích cực tham gia lớp huấn luyện về quản lý dịch hại tổng hợp IPM trên cây táo

Đăng ngày 11 - 07 - 2022
Lượt xem: 196
100%

 

Áp dụng chương trình quản lý dịch hại tổng hợp (viết tắt theo tiếng Anh là IPM) trên cây trồng, là biện pháp phòng trừ sâu bệnh mới, với mục đích là tìm ra những biện pháp có hiệu quả, có lợi về mặt kinh tế nhằm hạn chế tác hại của sâu bệnh, làm cho cây trồng đạt năng suất cao và có chất lượng tốt. IPM sử dụng phương pháp học tập lý thuyết và thực hành ngay trên đồng ruộng để giúp học viên nhận biết được giai đoạn sinh trưởng của cây trồng; nhận biết được thế nào là sâu bệnh, là côn trùng có ích (hay gọi là thiên địch); từ đó có nhận định và lựa chọn biện pháp chăm sóc, xử lý sinh vật gây hại phù hợp với thực tế sản xuất; đồng thời hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, tạo ra sản phẩm an toàn, hướng tới phát triển nền nông nghiệp bền vững.

Với mục đích trang bị cho các học viên kiến thức về hệ sinh thái nông nghiệp, các đối tượng sinh vật hại Táo và biện pháp phòng trừ hiêu quả, giảm chi phí tăng thu nhập và có lợi về mặt kinh tế. Vì vậy, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Ninh Thuận đã xây dựng kế hoạch “Thực hiện Chương trình quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên các loại cây trồng chủ lực trên địa bàn tỉnh năm 2022”. Được sự thống nhất giữa Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật và chính quyền địa phương; Trạm Trồng trọt và BVTV Ninh Phước, ngày 25/6/2022, tại hội trường Hợp tác xã dịch vụ tổng hợp Trường Thọ đã tổ chức khai giảng lớp huấn luyện nông dân về quản lý dịch hại tổng hợp IPM trên cây táo cho bà con nông dân 02 thôn Trường Thọ và Trường Sanh với số lượng là 30 học viên tham dự

Tại buổi khai giảng qua khảo sát đầu khóa, đa số các học viên tham gia lớp học chưa biết được quản lý dịch hại tổng hợp IPM là gì.

 Tuy nhiên, đến nay các học viên đã tham gia khóa huấn luyện về quản lý dịch hại tổng hợp IPM trên cây táo được 03 tuần, thì hầu hết nông dân đã hiểu được quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) và tham gia ý kiến, trao đổi kinh nghiệm trong các tuần học với nhau để tìm ra biện pháp xử lý có hiệu quả nhất để phòng trừ sâu bệnh. Cùng với đó, tại các tuần học giảng viên cũng phân tích và đưa ra biện pháp tối ưu nhất nhằm giúp cho học viên hiểu và nắm thêm về kiến thức đảm bảo hiệu quả phòng chống sinh vật gây hại tốt nhất hạn chế hạn chế sâu bệnh giúp nông giảm chi phí và tăng thu nhập. 

Tin liên quan

Tin mới nhất

Tiêm phòng đàn gia súc, gia cầm đợt 1 năm 2024 trên địa bàn tỉnh(03/04/2024 4:01 CH)

Lão nông thành công với mô hình nông nghiệp tuần hoàn(25/03/2024 10:21 SA)

Bảo vệ đàn gia súc trong giai đoạn mùa khô hạn năm 2024(25/03/2024 10:13 SA)

Triển khai tháng vệ sinh tiêu độc môi trường chăn nuôi đợt 1 năm 2024 trên địa bàn tỉnh(07/03/2024 8:57 SA)

Giám sát lưu hành vi rút Dịch tả lợn Châu trên địa bàn Ninh Thuận năm 2023(18/12/2023 3:40 CH)