75 người đang online
°

Tăng cường công tác giám sát, phòng chống bệnh dịch tả lợn châu phi trên địa bàn tỉnh

Đăng ngày 30 - 06 - 2022
Lượt xem: 135
100%

 

Thời gian gần đây, trên các phương tiện thông tin đại chúng đưa tin tình hình bệnh dịch tả lợn Châu Phi (DTLCP) bùng phát tại một số địa phương và giá thức ăn chăn nuôi liên tục tăng cao gây khó khăn cho người chăn nuôi.

Tại Ninh Thuận, từ đầu năm 2022 đến nay, bệnh DTLCP được kiểm soát, không phát sinh dịch bệnh, người chăn nuôi vẫn duy trì ổn định đàn lợn trong bối cảnh giá thức ăn chăn nuôi liên tục tăng cao như phi mã, nhưng giá thịt lợn hơi vẫn ổn định, không tăng (bình quân 56.000 đồng/kg hơi), gây khó khăn cho người chăn nuôi, nhất nông hộ nhỏ lẻ, không liên kết với các Công ty chăn nuôi.

Thực hiện chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận Về việc tình hình bệnh dịch tả lợn Châu Phi và công tác phòng, chống dịch bệnh theo chỉ đạo của Chính phủ (tại Văn bản số 3514/VPCP-NN ngày 06/6/2022). Ngày 23/6/2022, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có Văn bản số 2137/SNNPTNT-CNTY  đề nghị các Sở, ngành, đơn vị liên quan, UBND các huyện, thành phố phối hợp triển khai thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh DTLCP tại các văn bản chỉ đạo của của Ban Bí thư, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng  Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tránh tình trạng chủ quan, lơ là để dịch bệnh tái phát, lây lan diện rộng.

Theo đó, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố: Khẩn trương tiếp tục triển khai thực hiện Kế hoạch số 3119/KH-UBND ngày 01/9/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi giai đoạn 2020-2025 trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận; Kế hoạch của các huyện, thành phố; Chỉ đạo các phòng, ban, ngành liên quan, UBND các xã, thị trấn:Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền sâu rộng bằng nhiều hình thức về tính chất nguy hiểm của bệnh DTLCP, nguy cơ dịch bệnh tái phát, lây lan và các biện pháp phòng dịch; Tuyên truyền áp dụng nghiêm ngặt các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, thực hành chăn nuôi tốt: Cách  ly, vệ sinh sát trùng bằng hóa chất, bằng vôi; đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, dụng cụ chăn nuôi đảm bảo áp dụng có hiệu quả các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học; Tổ chức giám sát, phát hiện sớm, kịp thời cảnh báo và xử lý triệt để các ổ dịch mới phát sinh, không để lây lan ra diện rộng; Tổ chức kiểm tra chặt chẽ việc kiểm dịch vận chuyển lợn vào địa bàn để chăn nuôi, giết mổ; nơi tập kết, buôn bán lợn, sản phẩm từ lợn; xử lý nghiêm đối với các trường hợp vận chuyển, buôn bán lợn, sản phẩm từ lợn rõ nguồn gốc. Tăng cường nhân lực thú y kiểm tra việc bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, nhất là tại các cơ sở giết mổ, chế biến, tiêu thụ thịt, các sản phẩm từ lợn; kiên quyết không cơ sở giết mổ hoạt động không phép, không đảm bảo yêu cầu vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm kinh doanh hoạt động giết mổ. Tổ chức vệ sinh, sát trùng, tiêu độc môi trường chăn nuôi, chuồng nuôi, nơi có mật độ chăn nuôi cao tại các địa phương; phương tiện vận chuyển lợn theo quy định.

Theo dõi việc khai báo tái đàn và kê khai các cơ sở chăn nuôi theo quy định tại Thông tư số 23/2019/TT-BNNPTNT ngày 23/11/2019 của Bộ trường Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Củng cố và tăng cường năng lực hệ thống  thú y cơ sở tại các xã, phường, thị trấn theo đúng chủ trương của Đảng, quy định của Luật Thú y, các văn bản chỉ đạo của Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ bảo đảm đủ năng lực để tổ chức chống dịch kịp thời, hiệu quả.

 

Chi cục Chăn nuôi và Thú y: Phối hợp, hỗ trợ các địa phương thực hiện tốt các biện pháp phòng, chống dịch bệnh DTLCP trên địa bàn. Theo dõi giám sát tình hình dịch bệnh; Chỉ đạo Trạm Chăn nuôi và Thú y các huyện, thành phố: (1) Chủ động tham mưu Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố các biện pháp phòng, chống dịch bệnh DTLCP tại địa phương; tăng cường kiểm tra, giám sát tình hình dịch bệnh động vật; thực hiện báo cáo tình hình dịch bệnh, kiểm dịch, kiểm soát giết mổ theo quy định; (2) Phối hợp với các UBND xã, phường, thị trấn tăng cường giám sát lâm sàng, phát hiện sớm các ổ dịch DTLCP trên địa bàn mình phụ trách, xử lý kịp thời, không để dịch lây lan ra diện rộng; (3) Phối hợp với Đoàn liên ngành thường xuyên thực hiện công tác kiểm tra và xử lý triệt để việc mua bán gia súc (lợn) không rõ nguồn gốc, giết mổ gia súc không đúng nơi qui định và không qua kiểm tra vệ sinh thú y, làm ảnh hưởng đến an toàn vệ sinh thực phẩm cho người tiêu dùng và làm lây lan dịch bệnh. Chỉ đạo Trạm Kiểm dịch động vật Thuận Bắc bố trí cán bộ trực 24/24 giờ; tăng cường kiểm tra, giám sát các phương tiện vận chuyển gia súc (lợn),  sản phẩm từ lợn trái quy định; xử lý nghiêm các trường hợp buôn bán, vận chuyển trái phép, nhập lậu vào địa phương theo quy định của pháp luật hiện.

Các huyện thành phố đã ban hành Công văn chỉ đạo các phòng, ban, ngành liên quan, UBND cấp xã tổ chức triển khai thực hiện./. 

 

Tin liên quan

Tin mới nhất

Tiêm phòng đàn gia súc, gia cầm đợt 1 năm 2024 trên địa bàn tỉnh(03/04/2024 4:01 CH)

Lão nông thành công với mô hình nông nghiệp tuần hoàn(25/03/2024 10:21 SA)

Bảo vệ đàn gia súc trong giai đoạn mùa khô hạn năm 2024(25/03/2024 10:13 SA)

Triển khai tháng vệ sinh tiêu độc môi trường chăn nuôi đợt 1 năm 2024 trên địa bàn tỉnh(07/03/2024 8:57 SA)

Giám sát lưu hành vi rút Dịch tả lợn Châu trên địa bàn Ninh Thuận năm 2023(18/12/2023 3:40 CH)