43 người đang online
°

Thông báo sâu bệnh số 13 (từ ngày 28/3-04/4/2022)

Đăng ngày 04 - 04 - 2022
Lượt xem: 31
100%

 

I. Tình hình thời tiết và sinh trưởng cây trồng

1. Thời tiết

Nhiệt độ thấp nhất trung bình: 250C;

Nhiệt độ cao nhất trung bình: 280C;

Độ ẩm trung bình từ: 80 - 85%.

2. Cây trồng và giai đoạn sinh trưởng

a) Cây lúa:                                                                     

Diện tích vụ Đông Xuân 21-22: 17.875,6 ha. Trong đó:

- Trà sớm: 2.111 ha, thu hoạch xong (NS: 55-60 tạ/ha).

- Trà chính vụ: 13.262 ha, GĐST: Trổ: 1.632,4 ha; Chắc chín: 9.194 ha; Thu hoạch: 2.435,6 ha (NS: 55-60 tạ/ha).

- Trà muộn: 2.502,6 ha, GĐST: Làm đòng: 770,5 ha; Trổ: 1.732,1 ha.

b) Cây trồng khác:

- Cây bắp: 2.768 ha, đã thu hoạch: 1.650 ha.

- Khoai các loại: 89,8 ha, đã thu hoạch: 88,8 ha.

- Cây sắn (mỳ): 307,6 ha, GĐST: cây con- Phát triển thân lá

- Cây đậu phộng: 292 ha, đã thu hoạch: 243 ha.

- Cây thuốc lá: 104,7 ha, đã thu hoạch: 75 ha.

- Cây rau các loại: 3.101 ha, đã thu hoạch: 2.619 ha.

- Đậu các loại: 658 ha, đã thu hoạch: 584 ha.

- Cây Nho: 1.209 ha, GĐST: Cắt cành - trái chín TH.

- Cây Táo: 996 ha, GĐST: Ra bông - mang trái – TH.

- Cây hàng năm khác: 1.871 ha, đã thu hoạch: 1.808 ha.

II. NHẬN XÉT TÌNH HÌNH SINH VẬT GÂY HẠI 7 NGÀY QUA

  1. Cây Lúa:

- Bệnh lem lép hạt gây hại giai đoạn trổ-vào chắc 90 ha (80 ha tỷ lệ 5-10%; 10 ha tỷ lệ 15-20%) tại huyện Thuận Bắc, Ninh Sơn, Ninh Phước và TP.PR-TC.

- Sâu đục thân gây hại giai đoạn trổ-vào chắc 06 ha (tỷ lệ 3-5%) tại huyện Thuận Bắc và TP.PR-TC.

2. Cây Nho: Mốc sương gây hại trên diện tích 06 ha (tỷ lệ 5-10%), phân bố tại thành phố Phan Rang - Tháp Chàm.

3. Rau-đậu các loại: Thối nhũn/nha đam gây hại trên diện tích 03 ha (tỷ lệ 3-5%) tại TP.PR-TC.

4. Cây Bắp, Sắn, Táo: Sinh vật gây hại không đáng kể.

Nhìn chung, trong tuần sinh vật gây hại phát sinh, gây hại ở mức độ nhẹ  nông dân đã chủ động phòng trừ theo hướng dẫn của cán bộ bảo vệ thực vật địa phương.

 III. DỰ KIẾN TÌNH HÌNH SINH VẬT GÂY HẠI TRONG THỜI GIAN TỚI

- Cây Lúa: Lưu ý đối tượng sâu đục thân, rầy nâu, lem lép hạt,... gây hại.

- Cây Táo: Lưu ý đối tượng sâu đục trái, ruồi đục quả phát sinh gây hại ở giai đoạn mang trái - thu hoạch.

- Cây Nho: Bọ trĩ, bệnh mốc sương và thán thư tiếp tục gây hại giai đoạn cắt cành đến mang trái.

- Cây Mì: Tiếp tục theo dõi bệnh Khảm lá gây hại.

- Cây Rau, đậu các loại: Tiếp tục theo dõi SVGH gây hại.

IV. ĐỀ NGHỊ BIỆN PHÁP XỬ LÝ VÀ CÁC CHỦ TRƯƠNG CẦN THIẾT

Tăng cường công tác kiểm tra sinh vật gây hại lúa vụ Đông Xuân 2021-2022 để phát hiện kịp thời các đối tượng sinh vật gây hại, đề ra các biện pháp quản lý kịp thời để hạn chế sự lây lan. Hướng dẫn nông dân phòng trừ có hiệu quả, tránh việc sử dụng thuốc BVTV khi chưa cần thiết.

Đối với các trà lúa đã thu hoạch xong cần tiến hành cày bừa, phơi ải, vệ sinh đồng ruộng, thu dọn tàn dư để chuẩn bị sản xuất vụ Hè Thu 2022.

Tin liên quan

Tin mới nhất

Thông báo sâu bệnh số 10(Từ ngày 26/02/2024-03/03/2024)(03/03/2024 3:22 CH)

Thông báo sâu bệnh số 09(Từ ngày 19/02/2024-25/02/2024)(25/02/2024 3:19 CH)

Thông báo sâu bệnh số 08(Từ ngày 12/02/2024-18/02/2024)(18/02/2024 2:50 CH)

Thông báo sâu bệnh số 07(Từ ngày 05/02/2024-11/02/2024)(11/02/2024 2:48 CH)

Thông báo sâu bệnh số 06 (Từ ngày 29/01/2024-04/02/2024)(04/02/2024 2:45 CH)