145 người đang online
°

Phát triển chăn nuôi Ninh Thuận theo hướng an toàn, hiệu quả, có giá trị kinh tế cao, bền vững, phát huy lợi thế của một số loại vật nuôi chủ lực của địa phương

Đăng ngày 28 - 02 - 2022
Lượt xem: 1.017
100%

 

Năm 2021, trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp trên cả nước và toàn cầu, gây nhiều tác động tiêu cực đến đời sống, kinh tế, xã hội, ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt sản xuất và tiêu thụ nông sản, trong đó ngành chăn nuôi cũng chịu nhiều thiệt hại do chi phí sản xuất tăng cao, lợi nhuận chăn nuôi giảm mạnh; dịch bệnh trên động vật diễn biến phức tạp, đặc biệt là các bệnh truyền nhiễm mới nổi như Dịch tả lợn Châu Phi, LMLM, Viêm da nổi cục trên trâu bò, Cúm gia cầm; biến đổi khí hậu với các kiểu thời tiết cực đoan như nắng nóng, hạn hán, bão lũ cũng ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất chăn nuôi; thị trường tiêu thụ sản phẩm nông sản nói chung và sản phẩm chăn nuôi nói riêng suy giảm do chịu tác động từ Dịch Covid. Nhưng kết quả chăn nuôi trong năm 2021 đã đạt và vượt chỉ tiêu so với kế hoạch, cụ thể:

+ Đối với chăn nuôi gia súc có sừng (trâu, bò, dê, cừu) luôn duy trì ổn định đàn, dần nâng cao tỷ trọng, năng suất vật nuôi: Đàn bò tổng 119.250 con vượt 19,3% so kế hoạch, năng xuất bình quân 157kg/con; đàn dê 119.489 con vượt 17,1% so với kế hoạch, trọng lượng xuất chuồng bình quân 26.21kg/con; đàn cừu 98.905 con, trọng lượng xuất chuồng bình quân đạt 25.46kg/con. Duy trì và phát triển các chuỗi liên kết chăn nuôi gắn giết mổ kinh doanh sản phẩm gia súc (như chuỗi chăn nuôi dê, cừu).

+ Đàn heo có tổng đàn 118.133 con tăng 28,4% so với kế hoạch, trọng lượng bình quân xuất chuồng đạt 84.67kg/con. Hiện nay quy mô trang trại chăn nuôi heo có nhiều chuyển biến tích cực, chăn nuôi nông hộ nhỏ lẻ đang chuyển dần ra ngoài khu dân cư chăn nuôi theo phương thức công nghiệp, loại hình kinh tế trang trại được hình thành. Toàn tỉnh hiện có 58 cơ sở chăn nuôi heo tập trung với số lượng tổng đàn khoảng 71.987 con liên kết với các công ty chăn nuôi Công ty cổ phần chăn nuôi CP việt nam chi nhánh Ninh Thuận, công ty CJ VINA chi nhánh Bình Dương, công ty CJ VINA FOOD) tạo chuỗi liên kết sản xuất chăn nuôi, chăn nuôi phát triển bền vững.

           + Đàn gia cầm trong năm nhìn chung ổn định, dịch bệnh được kiểm soát tốt, nhu cầu và giá không biến động nhiều, cung ứng thay thế một phần thịt heo, bò trên địa bàn. Đàn vịt chạy đồng thuận lợi ăn đồng tăng số lượng, đàn gà ảnh hưởng của dịch Covid 19 khó khăn tiêu thụ nên hộ giảm nuôi. Tổng đàn gia cầm ước hiện có 2.381,6 nghìn con, tăng 6,6 % so với kế hoạch, trong đó: gà 1.536,8 nghìn con chiếm 64,5%; đàn vịt gần 808 nghìn con chiếm 33,9%; ngan 34,1 nghìn con; ngỗng 2,7 nghìn con. Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 11 cơ sở chăn nuôi gà với số lượng tổng đàn khoảng 385.900 con liên kết với các công ty chăn nuôi, còn lại là các hộ chăn nuôi nông hộ quy mô nhỏ lẻ quy mô nhiều nhất từ 200 con trở lên; chăn nuôi vịt chủ yếu “vịt chạy đồng” nhỏ lẻ từ 500-3.000 con. Tiếp tục duy trì chuỗi liên kết chăn nuôi vịt thịt chạy đồng, liên kết chăn nuôi gà nhằm đem lại lợi nhuận ổn định cho người chăn nuôi. - Đến tháng 01/2022, chăn nuôi gia súc có sừng phát triển ổn định đàn có xu hướng giảm nhẹ so cùng kỳ năm trước (đàn bò 119.500 con, tăng 12,7% so kế hoạchgiảm 1,4% so cùng kỳ; đàn dê 129.108 con, tăng 17,4% kế hoạch giảm 2,4% so cùng kỳ; đàn cừu 107.312 con, tăng 7,3% kế hoạch giảm 8% so cùng kỳ). Chăn nuôi heo và gia cầm phát triển tốt, các cơ sở chăn nuôi giữ quy mô ổn định đàn, đảm bảo nguồn cung cho dịp Tết Nguyên Đán Nhâm Dần (đàn heo hiện có 116.408 con, tăng 16,4 % so kế hoạch và tăng 13,1 % so cùng kỳ; đàn gia cầm: 2.283,23 ngàn con, tăng 1,5% kế hoạchtăng 11,3% so cùng kỳ.

Thực hiện Quyết định số 1520/QĐ-TTg ngày 06/10/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045;  Ngày 24/01/2022, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận đã ban hành Quyết định 69/QĐ-UBND Phê duyệt Đề án phát triển chăn nuôi theo hướng an toàn, hiệu quả, có giá trị kinh tế cao đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận. Theo đó, mục tiêu chung của Đề án đến năm 2030: Phát triển chăn nuôi theo hướng an toàn, hiệu quả, có giá trị kinh tế cao, bền vững, phát huy lợi thế của một số loại vật nuôi chủ lực của địa phương; cải tạo đàn bò, dê, cừu, lợn (heo) nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả chăn nuôi, tăng sức cạnh tranh sản phẩm và tiếp cận thị trường, góp phần đảm bảo an sinh xã hội, tăng trưởng kinh tế, bảo vệ môi trường, góp phần hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.

Tin liên quan

Tin mới nhất

Lão nông thành công với mô hình nông nghiệp tuần hoàn(25/03/2024 10:21 SA)

Bảo vệ đàn gia súc trong giai đoạn mùa khô hạn năm 2024(25/03/2024 10:13 SA)

Triển khai tháng vệ sinh tiêu độc môi trường chăn nuôi đợt 1 năm 2024 trên địa bàn tỉnh(07/03/2024 8:57 SA)

Giám sát lưu hành vi rút Dịch tả lợn Châu trên địa bàn Ninh Thuận năm 2023(18/12/2023 3:40 CH)

Tổng kết mô hình sản xuất, chế biến và bảo quản thức ăn thô xanh cho gia súc ăn cỏ thích ứng với...(15/12/2023 3:34 CH)