38 người đang online
°

Thông báo sâu bệnh số 05 (từ ngày 31/01-06/02/2022)

Đăng ngày 21 - 02 - 2022
Lượt xem: 28
100%

 

I. Tình hình thời tiết và sinh trưởng cây trồng

1. Thời tiết

Nhiệt độ thấp nhất trung bình: 240C;

Nhiệt độ cao nhất trung bình: 260C;

Độ ẩm trung bình từ: 80 - 85%.

2. Cây trồng và giai đoạn sinh trưởng

a) Cây lúa:

Diện tích vụ Đông Xuân 21-22: 17.886,8 ha. Trong đó:

- Trà sớm: 2.111 ha, GĐST: Làm đòng-trổ: 1.525 ha; Vào chắc: 461 ha; thu hoạch: 125 ha (NS: 50-55 tạ/ha).

- Trà chính vụ: 12.972,9 ha, GĐST: Đẻ nhánh: 11.628,9 ha; làm đòng 1.344 ha.

- Trà muộn: 2.802,1 ha, GĐST: mạ- đẻ nhánh.

b) Cây trồng khác:

- Cây bắp: 2.695 ha, GĐST: Phát triển thân lá.

- Khoai các loại: 54,5 ha, GĐST: Phát triển thân lá.

- Cây sắn (mỳ): 309 ha, GĐST: cây con.

- Cây đậu phộng/mè: 260 ha, GĐST: Phát triển thân lá.

- Cây thuốc lá: 50 ha, GĐST: cây con.

- Cây rau các loại: 3.644 ha, GĐST: Nhiều giai đoạn.

- Đậu các loại: 723 ha, GĐST: Phát triển thân lá.

- Cây Nho: 1.209 ha, GĐST: Cắt cành - trái chín TH.

- Cây Táo: 996 ha, GĐST: Ra bông - mang trái – TH.

- Cây hàng năm khác: 1.710 ha, GĐST: Nhiều giai đoạn.

II. NHẬN XÉT TÌNH HÌNH SINH VẬT GÂY HẠI 7 NGÀY QUA

1. Cây Lúa:

- Sâu đục thân gây hại giai đoạn mạ-đẻ nhánh 8,5 ha (tỷ lệ 5-10) tại huyện Ninh Sơn, Thuận Bắc.

- Đạo ôn lá gây hại giai đẻ nhánh-làm đòng 11 ha (tỷ lệ 6-7%) tại huyện Ninh Sơn.

- Bọ trĩ gây hại giai đoạn mạ-đẻ nhánh 05 ha (tỷ lệ 15% dảnh) tại thành phố Phan Rang - Tháp Chàm.

2. Cây Bắp: Sinh vật gây hại không đáng kể.

3. Cây Nho: Bọ trĩ gây hại trên diện tích 09 ha (tỷ lệ 3-5%), phân bố tại tại huyện Ninh Sơn, thành phố Phan Rang - Tháp Chàm.

4. Cây Táo: Ruồi đục trái gây hại trên diện tích 03 ha (tỷ lệ 3-5%), phân bố tại tại thành phố Phan Rang - Tháp Chàm.

5. Cây Sắn: Bệnh Khảm lá sắn gây hại trên diện tích là 20 ha (tỷ lệ 35-50%), GĐST: PTTL - tạo củ, phân bố tại huyện Ninh Sơn.

6. Cây Rau, đậu: Sinh vật gây hại không đáng kể.

 III. DỰ KIẾN TÌNH HÌNH SINH VẬT GÂY HẠI TRONG THỜI GIAN TỚI

- Cây Lúa: Lưu ý đối tượng bọ trĩ, sâu đục thân, sâu cuốn lá, bệnh đạo ôn,... gây hại.

- Cây Táo: Lưu ý đối tượng sâu đục trái, ruồi đục quả phát sinh gây hại ở giai đoạn mang trái - thu hoạch.

- Cây Nho: Bọ trĩ, bệnh mốc sương và thán thư tiếp tục gây hại giai đoạn cắt cành đến mang trái.

- Cây Mì: Tiếp tục theo dõi bệnh Khảm lá gây hại.

- Cây Ngô: Tăng cường điều tra, phát hiện sâu keo mùa Thu gây hại.

IV. ĐỀ NGHỊ BIỆN PHÁP XỬ LÝ VÀ CÁC CHỦ TRƯƠNG CẦN THIẾT

 Thực hiện tốt công tác gieo trồng theo văn bản số 4314/SNNPTNT-TTBVTV, ngày 25/11/2021 của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Ninh Thuận về việc “Cơ cấu giống và thời vụ gieo trồng vụ Đông Xuân 2021-2022”. Tăng cường công tác kiểm tra sinh vật gây hại lúa vụ Đông Xuân 2021-2022 để phát hiện kịp thời các đối tượng sinh vật gây hại, đề ra các biện pháp quản lý kịp thời để hạn chế sự lây lan. Hướng dẫn nông dân phòng trừ có hiệu quả, tránh việc sử dụng thuốc BVTV khi chưa cần thiết.

Tin liên quan

Tin mới nhất

Thông báo sâu bệnh số 10(Từ ngày 26/02/2024-03/03/2024)(03/03/2024 3:22 CH)

Thông báo sâu bệnh số 09(Từ ngày 19/02/2024-25/02/2024)(25/02/2024 3:19 CH)

Thông báo sâu bệnh số 08(Từ ngày 12/02/2024-18/02/2024)(18/02/2024 2:50 CH)

Thông báo sâu bệnh số 07(Từ ngày 05/02/2024-11/02/2024)(11/02/2024 2:48 CH)

Thông báo sâu bệnh số 06 (Từ ngày 29/01/2024-04/02/2024)(04/02/2024 2:45 CH)