51 người đang online
°

Tăng cường phòng chống dịch cúm gia cầm

Đăng ngày 04 - 11 - 2022
Lượt xem: 183
100%

Theo thông tin Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, từ đầu năm 2022 đến nay, cả nước đã xảy ra 34 ổ dịch Cúm gia cầm (CGC) tại 19 tỉnh, thành phố, buộc tiêu hủy là trên 77.000 con gia cầm.

 

Đặc biệt, theo thông tin của Bộ Y tế, ngày 05/10/2022 đã có 01 trường hợp người nhiễm vi rút CGC, chủng A/H5 tại tỉnh Phú Thọ (sau hơn 08 năm Việt Nam không có trường hợp người tử vong hoặc nhiễm vi rút cúm A/H5); nâng tổng số người nhiễm vi rút CGC A/H5 tại Việt Nam lên 128 trường hợp, trong đó có 64 (chiếm 50%) trường hợp tử vong do vi rút CGC A/H5N1 trong giai đoạn từ năm 2003 đến tháng 10/2022. Nguy cơ dịch bệnh CGC lây lan và xảy ra trên phạm vi rộng là rất cao, nhất là trong dịp cuối năm 2022 do: Chăn nuôi gia cầm nhỏ lẻ nhiều, tỉ lệ tiêm phòng vắc xin CGC còn thấp; Vi rút CGC (các chủng vi rút A/H5 bao gồm: H5N1, H5N6, H5N8,...) lưu hành ở nhiều địa phương với tỷ lệ khá cao (khoảng 60%); Giao thương buôn bán, vận chuyển, tiêu thụ gia cầm, sản phẩm gia cầm trong nước tăng mạnh vào các tháng cuối năm 2022 và đầu năm 2023, giết mổ nhỏ lẻ còn rất phổ biến;Tình trạng nhập lậu gia cầm, sản phẩm gia cầm còn xảy ra tại các tỉnh biên giới; Thời tiết diễn biến cực đoan, mưa lũ, chuyển lạnh, làm giảm sức đề kháng của vật nuôi, tạo điều kiện cho mầm bệnh phát triển; Ngoài ra,nguy cơ xuất hiện một số chủng vi rút CGC (A/H7N9, A/H5N2, A/H5N5, …) xâm nhiễm vào Việt Nam thông qua hoạt động vận chuyển, buôn bán, tiêu thụ gia cầm và sản phẩm gia cầm nhập lậu, không rõ nguồn gốc.

Ngày 21/10/2022 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành  Công điện khẩn số 7061/CĐ-BNN-TY ngày 21/10/2022 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Về việc tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống bệnh Cúm gia cầm. Để chủ động phòng chống dịch bệnh CGC, hạn chế thấp nhất vi rút CGC lây nhiễm và gây tử vong cho người, ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng, giảm thiểu thiệt hại cho ngành chăn nuôi trên địa bàn tỉnh. Chi cục Chăn nuôi và Thú y đã tham mưu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Văn bản chỉ đạo các Sở ngành liên quan, UBND các huyện, thành phố tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống bệnh Cúm gia cầm trên địa bàn tỉnh (Công văn số 3906/SNNPTNT-CNTY ngày 24/10/2022).

Theo đó, các Sở, ngành, cơ quan liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống bệnh CGC trên địa bàn tỉnh theo quy định của Luật Thú y, các văn bản của Thủ tướng Chính phủ (Quyết định số 172/QĐ-TTg ngày 13/02/2019 về việc phê duyệt “Kế hoạch quốc gia phòng, chống bệnhCGC giai đoạn 2019 - 2025”; Công điện Hoả tốc số 163/CĐ-TTg ngày 08/02/2021 về việctập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp kiểm soát phòng, chống bệnhCGC và các chủng vi rút CGC lây sang người); các văn bản của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Cục Thú y về việc chủ động triển khai đồng bộ các biện pháp ngăn chặn dịch bệnh CGC A/H5 trên gia cầm và nguy cơ lây nhiễm chongười(Công điện khẩn số 7061/CĐ-BNN-TY ngày21/10/2022); Kế hoạch số7020/KH-UBND ngày 27/12/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn và thủy sản năm 2022 trên địa bàn tỉnh; Sở Y tế triển khai các hoạt động phòng chống các chủng vi rút CGC A/H5có khả năng lây sang người. Ngày 26/10/2022, Chi cục Chăn nuôi và thú y đã thực hiện lấy 150 mẫu Swab trên 2 đàn vịt của cơ thu gom, giết mổ gia cầm để giám sát lưu hành vi rút Cúm gia cầm A/H5N1, A/H5N6 năm 2022 (theo Kế hoạch số 293/KH-CCCNTY ngày 14/10/2022 của Chi cục Chăn nuôi và Thú y), gửi Chi cục Thú y Vùng VI xét nghiệm. Kết quả: Đang chờ kết quả xét nghiệm.

Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố  chỉ đạo các phòng ban, đơn vị có liên quan, UBND xã, phường, thị trấn tổ chức tốt việc giám sát, phát hiện sớm, kịp thời cảnh báo và xử lý triệt để các trường hợp dương tính với vi rút CGC A/H5, gia cầm mắc bệnh,nghi mắc bệnh do các chủng vi rút cúm A/H5. Rà soát, tổ chức tiêm vắc xin CGC trong đợt 2/2022, phòng bệnh cho đàn gia cầm, bảo đảm đạt tỷ lệ trên 80% tổng đàn tại thời điểm tiêm; thườngxuyên rà soát, tiêm phòng bổ sung cho đàn gia cầm mới phát sinh và chưa đượctiêm phòng vắc xin CGC;  Hướng dẫn chủ chăn nuôi gia cầm tăng cường áp dụng nghiêm ngặt các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học; thường xuyên vệ sinh, sát trùng bằng vôi bột, hóa chất; tổ chức tháng tổng vệ sinh, tiêu độc, sát trùng để tiêu diệt các loại mầm bệnh. Tổ chức thực hiện nghiêm việc kiểm dịch tại gốc; kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển, buôn bán gia cầm và sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc vào địa bàn. Tăng cườngtruyền thông để người dân không tham gia vào hoạt động buôn bán, vận chuyểnlậu gia cầm vào địa bàn; xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm. Tổ chức thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn người dân chủ động giám sát gia cầm có biểu hiện bị bệnh, nghi bị bệnh, kịp thời phát hiện, báo cáo chính quyền, cơ quan thú y và triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh; tuyệt đối không buôn bán, giết mổ, tiêu thụ gia cầm mắc bệnh, vứt xác gia cầm, chất thải chưa qua xử lý ra môi trường; thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, báo cáo dịch bệnh theo quy định; hằng ngày tổng vệ sinh, phun thuốcsát trùng hoặc sử dụng vôi bột để sát trùng khu vực nuôi.

Tin liên quan

Tin mới nhất

Tiêm phòng đàn gia súc, gia cầm đợt 1 năm 2024 trên địa bàn tỉnh(03/04/2024 4:01 CH)

Lão nông thành công với mô hình nông nghiệp tuần hoàn(25/03/2024 10:21 SA)

Bảo vệ đàn gia súc trong giai đoạn mùa khô hạn năm 2024(25/03/2024 10:13 SA)

Triển khai tháng vệ sinh tiêu độc môi trường chăn nuôi đợt 1 năm 2024 trên địa bàn tỉnh(07/03/2024 8:57 SA)

Giám sát lưu hành vi rút Dịch tả lợn Châu trên địa bàn Ninh Thuận năm 2023(18/12/2023 3:40 CH)