135 người đang online
°

Phòng bệnh lem lép hạt lúa

Đăng ngày 19 - 06 - 2019
Lượt xem: 225
100%

Bệnh lem lép hạt trên lúa

 

Trong công tác sản xuất lúa đặc biệt là đối với lúa Giống thì bệnh lem lép hạt là một loại bệnh đáng chú ý. Lem lép hạt lúa gây thiệt hại năng suất rất lớn, có thể lên đến trên 70% năng suất đồng thời ảnh hưởng đến màu sắc, chất lượng của hạt lúa.

Bệnh thường xuất hiện khi giai đoạn làm đòng đến chín. Khi thời tiết gặp nhiều bất lợi như mưa nhiều, cây lúa không đủ ánh sáng quang hợp thì bệnh dễ dàng gây hại.



1.    
Phân loại

- Lép trắng là hiện tượng hạt lép màu trắng khi mới trỗ ra. Nguyên nhân chính của lép trắng là do tế bào mẹ hạt phấn không được hình thành, vỏ trấu không được silic hóa và không hình thành chất diệp lục. Nên khi lúa trỗ thấy những hạt lép màu trắng, thực tế là hoa đó không được hình thành đầy đủ.

- Lép xanh là hiện tượng có 2 nguyên nhân, trỗ ra đã lép sẵn do quá trình hoàn thành hạt phấn gặp sự cố, tuy vỏ trấu đã hình thành chất diệp lục, nhưng hoa không hoàn thiện. Nên khi trỗ ra vẫn thấy màu xanh. Hoặc do điều kiện bất lợi hoa không thụ phấn, thụ tinh được và hạt không được hình thành.

- Lép đen là hiện tượng hạt lép có màu đen, nâu đen, do tác nhân bên ngoài như nấm bệnh, vi khuẩn và cả nhện gié. Người ta thường gọi là “bệnh đen lép hạt”, có thể do nhiều đối tượng nấm bệnh, vi khuẩn khác nhau gây nên.

2.     Phòng bệnh lem lép hạt

- Cần bón đón đòng và điều tiết nước hợp lý. Thời gian bón đón đòng tốt nhất là lúc mắt lá cờ (lá cạnh bông sau này) trùng với mắt lá kế bên hoặc bóc dảnh lúa ra và thấy cây lúa có thân thật, trên đỉnh thân bắt đầu có phần lông trắng.

- Bảo vệ bộ lá đòng: Bộ lá đòng bao gồm 4 lá trên cùng là bộ lá quyết định năng suất lúa. Khi cây lúa phân hóa đòng, bộ lá đòng được cố định, lúc này cây lúa không thể mọc thêm được lá nào nữa.

- Phòng trừ các bệnh như khô vằn, vàng lá, thối thân thì nên chọn các thuốc như  Anvil 5SC (0,8 lít/ha) giai đoạn cuối đẻ nhánh, Nevo 330EC (0,3 - 0,4 lít/ha) giai đoạn từ làm đòng - trước trỗ, sau trỗ 1 tuần. Nếu có áp lực đạo ôn, trước trỗ có thể dùng Amistar Top 325SC (0,4 lít/ha) để phòng đạo ôn cổ bông, cả khô vằn, vàng lá, lem lép hạt.  Tilt Super 300EC (0,25-0,3 lít/ha) giai đoạn trước và sau trỗ phòng bệnh khô vằn, lem lép hạt.

Tin liên quan

Tin mới nhất

Công số 155/TTBVTV-KDTV ngày 23/3/2023 của Chi cục Trộng trọ và Bảo vệ thực vật(02/06/2023 3:28 CH)

Kỹ thuật sản xuất cây bắp lai (13/04/2023 3:03 CH)

Kỹ thuật sản xuất cây đậu xanh(13/04/2023 2:59 CH)

Hướng dẫn Các biện pháp kỹ thuật chăm sóc và phòng trừ sinh vật gây hại cây trồng trong điều kiện...(22/12/2022 10:24 SA)

Hướng dẫn phòng trừ Ốc sên phát sinh gây hại trên cây trồng(08/11/2022 3:25 CH)