7 người đang online
°

Loại bỏ dần các hoạt chất thuốc Bảo vệ thực vật độc hại ra khỏi Danh mục thuốc Bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam.

Đăng ngày 11 - 01 - 2019
Lượt xem: 454
100%

 

Việc sử dụng thuốc Bảo vệ thực vật (BVTV) là một trong những vấn đề đáng quan tâm trong quá trình phát triển nông nghiệp đô thị. Hiện nay thuốc BVTV vẫn được xem là yếu tố hàng đầu trong việc kiểm soát và phòng ngừa sâu bệnh sau thời kỳ cách mạng xanh. Tuy nhiên chúng là những nguyên nhân gây hệ lụy cho môi trường, con người, cây trồng, vật nuôi và hệ sinh thái.

Theo Khoản 2, Điều 49, Luật Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật năm 2013, các loại thuốc BVTV sẽ bị loại khỏi danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng tại Việt Nam, trong trường hợp sau: Có bằng chứng khoa học về thuốc BVTV gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, vật nuôi, hệ sinh thái, môi trường; thuốc BVTV có hiệu lực thấp đối với sinh vật gây hại. Ngoài ra, thuốc BVTV thành phẩm hoặc hoạt chất trong thuốc thành phẩm có độ độc cấp tính loại I, II theo Hệ thống hài hòa toàn cầu về phân loại và ghi nhãn hóa chất (GHS) cũng sẽ không được đăng ký vào danh mục.

Trong 02 năm 2017 và 2018, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã ban hành 04 Quyết định về việc loại bỏ thuốc BVTV có chứa một số hoạt chất ra khỏi danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng tại Việt Nam, bao gồm:

- Hoạt chất Trichlorfon và Carbofuran đã bị loại bỏ ra khỏi Danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng tại Việt Nam kể từ ngày 16/10/2017. Bao gồm 15 tên thương phẩm thuốc BVTV (phòng trừ sâu hại cây trồng) của 12 công ty đăng ký theo Quyết định số 4154/QĐ-BNN-BVTV ngày 16/10/2017;

- Ngưng toàn bộ các thủ tục đăng ký (28/10/2018) và cấm sử dụng hoàn toàn (28/10/2019) đối với 04 hoạt chất Acephate, Diazinon, Malathion và Zinc phosphide. Có 36 tên thương phẩm thuốc BVTV (gồm 34 tên thuốc phòng trừ sâu hại cây trồng, 02 tên phòng trừ chuột trên đồng ruộng) của gần 30 công ty đăng ký theo Quyết định số 3435/QĐ-BNN-BVTV ngày 28/8/2018;

- Các loại thuốc BVTV có chứa các hoạt chất Carbendazim, Benomyl và Thiophanate-methyl chỉ được sản xuất, nhập khẩu tối đa 01 năm, được buôn bán, sử dụng tối đa 02 năm và cấm sử dụng hoàn toàn vào ngày 03/01/2019. Có 215 tên thương phẩm thuốc BVTV (phòng trừ nấm hại cây trồng, trừ nấm để bảo quản gỗ và xử lý hạt giống lúa) của hơn 150 công ty đăng ký theo Quyết định số 03/QĐ-BNN-BVTV ngày 03/01/2017. Carbendazim, Benomyl và Thiophanate-methyl hiện đã bị nhiều nước trên thế giới cấm sử dụng vì hoạt chất có tính độc cao gây tác động đến sức khỏe con người, hệ sinh thái môi trường. Tuy nhiên, đây là hoạt chất sử dụng khá phổ biến ở Việt Nam.

- Hoạt chất 2.4D và Paraquat sẽ cấm sử dụng hoàn toàn vào ngày 08/02/2019 theo Quyết định số 278/QĐ-BNN-BVTV ngày 08/02/2017. Có khoảng 80 tên thương phẩm thuốc BVTV (phòng trừ cỏ dại hại cây trồng) của 78 công ty đăng ký sản xuất và phân phối.

Trong thời gian tới, Cục BVTV sẽ tiếp tục trình Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT sẽ xem xét loại bỏ 3 hoạt chất khác gồm Fipronil, Chlorpyrifos và Glyphosate. Đặc biệt, hoạt chất Glyphosate (trong thuốc diệt cỏ) được cảnh báo gây ung thư.

Bên cạnh Glyphosate, hoạt chất thứ hai Chlorpyrifos là hoạt chất được dùng khá lâu ở Việt Nam. Hoạt chất này cũng rất độc và hiện người dân có xu hướng tăng liều lượng sử dụng vì sâu bệnh đã thể hiện tính kháng thuốc. Một số nước trên thế giới đã đưa Chlorpyrifosn vào danh sách cấm sử dụng. Việt Nam cũng sẽ loại bỏ trong thời gian tới. Hoạt chất thức ba Fipronil là hoạt chất thuốc trừ sâu độc hại, cũng sẽ loại bỏ.

Theo Ông Hoàng Trung, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật, Bộ NN&PTNT: “việc loại bỏ các hoạt chất không đảm bảo chất lượng sẽ được làm liên tục qua các năm tiếp theo. Cục sẽ rà soát tổng thể và loại bỏ dần các hoạt chất độc hại”./.

Tin liên quan

Tin mới nhất

Công số 155/TTBVTV-KDTV ngày 23/3/2023 của Chi cục Trộng trọ và Bảo vệ thực vật(02/06/2023 3:28 CH)

Kỹ thuật sản xuất cây bắp lai (13/04/2023 3:03 CH)

Kỹ thuật sản xuất cây đậu xanh(13/04/2023 2:59 CH)

Hướng dẫn Các biện pháp kỹ thuật chăm sóc và phòng trừ sinh vật gây hại cây trồng trong điều kiện...(22/12/2022 10:24 SA)

Hướng dẫn phòng trừ Ốc sên phát sinh gây hại trên cây trồng(08/11/2022 3:25 CH)